Khuyến Cáo Người Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Phải Thận Trọng, Tránh Nuôi Tự Phát

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp xuất hiện một số đối tượng thủy sản nuôi có nguồn gốc nước ngoài được người dân đưa vào nuôi. Cụ thể như cá chạch sụn Đài Loan, tôm thẻ chân trắng. Trong đó, tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi ở vùng nước lợ, về mặt pháp lý chưa có văn bản nào khuyến khích nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng nước ngọt.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh là 6,2 ha với số lượng tôm giống là 8,4 triệu con, chủ yếu tại huyện Tam Nông và thị xã Hồng Ngự, đối tượng nuôi này đang có xu hướng phát triển thêm. Ngành cũng khuyến cáo người nuôi thận trọng, tránh nuôi tự phát mà phải phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng theo dõi đúng quy trình kỹ thuật, kiểm soát dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, người nuôi cá thuộc dự án nuôi thủy sản tập trung bắc sông Cửu An (Ninh Giang - Hải Dương) đang gặp khó khăn về giao thông, nguồn nước...

Ông Hồ Ngọc Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, năm 2013 thời tiết diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài, nguồn nước tưới thiếu hụt nghiêm trọng tác động xấu đến Chương trình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) năm 2013. Tuy vậy, nhờ nỗ lực của nông dân và nhiều cơ quan, đơn vị tham gia, Chương trình đã thành công ngoài mong đợi.

Cho đến nay, cà phê là một trong những cây công nghiệp chủ lực và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị).

Hiện nay, gừng củ tại các chợ không đủ nguồn hàng để cung cấp cho thị trường. Anh Nguyễn Thanh Tuấn, nông dân xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) cho biết: Đang vào thời điểm cuối vụ thu hoạch nên nguồn cung giảm đáng kể khiến giá gừng tăng lên.

Trong 3 năm gần đây, nhiều hộ nuôi cá tra và doanh nghiệp (DN) nuôi, chế biến, xuất khẩu cá tra phá sản hoặc đứng trên bờ vực phá sản do thị trường xuất khẩu sụt giảm. Thị trường Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá tra phi lê cũng làm ngành cá tra điêu đứng.