Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An
Ngày đăng: 05/03/2013

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An: Tôm bị chết nguyên nhân chính là do bà con chưa chú trọng xây dựng ao lắng để xử lý nước trước khi lấy vào ao, bởi con giống mua về thả trong ao lắng nuôi 7 - 10 ngày để làm quen với môi trường nước. Sau đó thả vào ao nuôi, con giống không bị sốc nước gây ra bệnh đốm trắng.

Hiện tại ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành có gần 5.000 ha nuôi tôm nhưng chỉ có khoảng gần 10% diện tích nuôi tôm có ao lắng, nhiều hộ mua con giống về thả trong chậu 4 - 5 tiếng đồng hồ rồi đem ra thả xuống ao đầm nên tôm bị sốc nước, 20 - 25 ngày sau tôm trở bệnh đốm trắng chết. Có thể nói đây cũng là một phần do ngành chức năng trước nay chưa chú trọng khuyến cáo người dân nuôi tôm xây dựng ao lắng.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An phối hợp với chính quyền xã vận động, hướng dẫn những hộ nuôi từ 0,5 ha trở lên xây dựng ao lắng xử lý nước, con giống trước khi thả vào đầm. Mặt khác, ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con khi xây dựng ao lắng, đầm ao dùng nilon bọc theo bờ bao chống rò rỉ nước mặn bên ngoài vào ao, tránh tình trạng tôm bị bệnh đốm trắng do môi trường nước. Ngành Ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ vốn cho bà con vay dài hạn để xây dựng ao lắng đảm bảo chăn nuôi lâu dài, hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Văn Lâm làm giàu nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan Ông Trần Văn Lâm làm giàu nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan

Ông Trần Văn Lâm (sinh năm 1977), hiện cư ngụ ấp 17, xã Long Trung, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, đã mạnh dạn chuyển đổi giống vật nuôi, từ đó kinh tế gia đình khá lên nhờ mô hình sản xuất ếch Thái Lan.

03/06/2016
Hiệu quả từ mô hình tôm – cua sinh thái an toàn sinh học Hiệu quả từ mô hình tôm – cua sinh thái an toàn sinh học

Đông Hải có điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Với diện tích nuôi trồng thủy sản hơn 38.500 ha, hằng năm cho sản lượng hơn 60.000 tấn, trong đó sản lượng tôm là hơn 33.000 tấn, cá và thủy sản khác sản lượng hơn 26.000 tấn.

08/06/2016
Trồng chuối ít tốn công, dễ chăm sóc lại lãi cao Trồng chuối ít tốn công, dễ chăm sóc lại lãi cao

Không những thành công từ mô hình ươm cây, tạo cảnh quan bóng mát, anh Nguyễn Văn Thi (phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) còn mạnh dạn thuê 2ha đất để trồng chuối, thu lợi gần 300 triệu đồng/năm.

09/06/2016
Thoát nghèo nhờ nuôi nai và trồng rau màu Thoát nghèo nhờ nuôi nai và trồng rau màu

Nhờ chịu khó làm ăn và biết chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, ông Đỗ Hữu Bạch ở thôn Đông Phước, xã Hòa An (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đã thoát nghèo, có thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

10/06/2016
Cách thức làm giàu từ nuôi lợn siêu nạc Cách thức làm giàu từ nuôi lợn siêu nạc

Giống lợn DuDa - S500 là một trong những dòng lợn siêu nạc mới nhất được Công ty TNHH Lợn giống hạt nhân Dabaco (Tập đoàn Dabaco Việt Nam) nhập và chọn tạo thành công từ Đài Loan (Trung Quốc). Ưu điểm nổi trội của giống lợn này là tỷ lệ nạc cao, lên tới 64%; khi nuôi từ lúc có trọng lượng 8kg tăng lên 120kg, chỉ mất từ 130 đến 136 ngày, tương đương với giống lợn Duroc Mỹ và Ca-na-đa.

10/06/2016