Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An: Tôm bị chết nguyên nhân chính là do bà con chưa chú trọng xây dựng ao lắng để xử lý nước trước khi lấy vào ao, bởi con giống mua về thả trong ao lắng nuôi 7 - 10 ngày để làm quen với môi trường nước. Sau đó thả vào ao nuôi, con giống không bị sốc nước gây ra bệnh đốm trắng.
Hiện tại ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành có gần 5.000 ha nuôi tôm nhưng chỉ có khoảng gần 10% diện tích nuôi tôm có ao lắng, nhiều hộ mua con giống về thả trong chậu 4 - 5 tiếng đồng hồ rồi đem ra thả xuống ao đầm nên tôm bị sốc nước, 20 - 25 ngày sau tôm trở bệnh đốm trắng chết. Có thể nói đây cũng là một phần do ngành chức năng trước nay chưa chú trọng khuyến cáo người dân nuôi tôm xây dựng ao lắng.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An phối hợp với chính quyền xã vận động, hướng dẫn những hộ nuôi từ 0,5 ha trở lên xây dựng ao lắng xử lý nước, con giống trước khi thả vào đầm. Mặt khác, ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con khi xây dựng ao lắng, đầm ao dùng nilon bọc theo bờ bao chống rò rỉ nước mặn bên ngoài vào ao, tránh tình trạng tôm bị bệnh đốm trắng do môi trường nước. Ngành Ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ vốn cho bà con vay dài hạn để xây dựng ao lắng đảm bảo chăn nuôi lâu dài, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Không như những năm trước đây người dân chỉ trồng dưa để phục vụ cho Tết Nguyên đán, hiện nay rất nhiều nông dân trên địa bàn huyện Định Quán (Đồng Nai) đã tiến hành xuống giống dưa để chuẩn bị phục vụ cho dịp Tết Dương lịch 2014.

Với chất lượng ngon, ngọt nên xoài cát Hòa Lộc là một trong những loại trái cây được thị trường ưa chuộng. Tuy nhiên, “điệp khúc trúng mùa, rớt giá” vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, một số nhà vườn ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để xử lý xoài ra hoa rải vụ nhằm bán được giá cao.

Theo đánh giá của Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ninh, từ đầu năm đến nay tình hình dịch bệnh thuỷ sản có nhiều diễn biến phức tạp, tuy có giảm hơn so với năm 2012, nhưng một số dịch bệnh xuất hiện trong giai đoạn cuối tháng 5-2013, ở trên địa bàn huyện Tiên Yên với diện tích trên 600ha tôm sú tại xã Hải Lạng gây thiệt hại cho 311 hộ dân; trong tháng 6, dịch bệnh bùng phát tại phường Hà An (TX Quảng Yên) đã có 966.000 con tôm giống từ 45-70 ngày tuổi bị chết; dịch bệnh trên tu hài do nhiễm Perkinsus vẫn xảy ra rải rác tại các hộ nuôi mới ở huyện Vân Đồn; bệnh đốm trắng và vi khuẩn ở tôm thẻ chân trắng bị chết tại huyện Đầm Hà. Ngoài ra, một số lượng cá lồng bè bị chết ở Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái... chưa phát hiện nguyên nhân cụ thể.

Mỗi năm đến tháng 10 âm lịch, lũ rút nhanh cũng là lúc cá từ đồng tìm đường ra sông. Mùa cá chỉ có duy nhất một lần trong năm nên người dân sống vùng sông nước lại hối hả chuẩn bị chài, lọp để đánh bắt.

Thái Thụy (Thái Bình) có trên 2.000 ha ao đầm nước ngọt và vùng chuyển đổi lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. Để giúp bà con đa dạng hóa đối tượng nuôi, Thái Thụy đã xây dựng thành công mô hình “nuôi cá rô phi lai xa dòng Chinchifu thương phẩm trong vùng chuyển đổi nước ngọt”, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khá...