Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An: Tôm bị chết nguyên nhân chính là do bà con chưa chú trọng xây dựng ao lắng để xử lý nước trước khi lấy vào ao, bởi con giống mua về thả trong ao lắng nuôi 7 - 10 ngày để làm quen với môi trường nước. Sau đó thả vào ao nuôi, con giống không bị sốc nước gây ra bệnh đốm trắng.
Hiện tại ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành có gần 5.000 ha nuôi tôm nhưng chỉ có khoảng gần 10% diện tích nuôi tôm có ao lắng, nhiều hộ mua con giống về thả trong chậu 4 - 5 tiếng đồng hồ rồi đem ra thả xuống ao đầm nên tôm bị sốc nước, 20 - 25 ngày sau tôm trở bệnh đốm trắng chết. Có thể nói đây cũng là một phần do ngành chức năng trước nay chưa chú trọng khuyến cáo người dân nuôi tôm xây dựng ao lắng.
Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An phối hợp với chính quyền xã vận động, hướng dẫn những hộ nuôi từ 0,5 ha trở lên xây dựng ao lắng xử lý nước, con giống trước khi thả vào đầm. Mặt khác, ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con khi xây dựng ao lắng, đầm ao dùng nilon bọc theo bờ bao chống rò rỉ nước mặn bên ngoài vào ao, tránh tình trạng tôm bị bệnh đốm trắng do môi trường nước. Ngành Ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ vốn cho bà con vay dài hạn để xây dựng ao lắng đảm bảo chăn nuôi lâu dài, hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực trạng ngày càng nhiều người nuôi tôm ở Ấn Độ chuyển sang nuôi tôm chân trắng, nhiều chuyên gia lên tiếng cảnh báo người nuôi thận trọng trong từng khâu sản xuất mới có thể duy trì sản lượng cao.

Mỗi năm trang trại nuôi chim cút của anh Hưng cho thu lãi gần trăm triệu đồng, tạo điều kiện cho một số lao động địa phương với mức thu nhập khá...

Với hơn 20 ha trồng cam sành, mỗi năm đem về cho gia đình ông Lê Văn Hít (Năm Hít) ở ấp 3, xã Phú An, huyện Cai Lậy, Tiền Giang không dưới 500 triệu đồng.

Hiện nay khi tình hình dịch bệnh thường xuyên xảy ra trên đàn vật nuôi thì việc vệ sinh chuồng trại, phòng chống dịch bệnh càng được các hộ chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Và nuôi lợn theo mô hình khép kín của gia đình anh Bùi Danh Dự, phố Chu Văn An, thị trấn Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) là một ví dụ điển hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như giảm khả năng mắc bệnh và lây truyền bệnh cho vật nuôi.

Là địa phương có tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy, hải sản cả trong đầm nuôi lẫn trên dòng sông Mã, tuy nhiên, nhiều năm, người dân xã Quảng Cư (thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) chỉ quen nuôi con tôm, cua và các loại nhuyễn thể trong khu vực ao đầm mà bỏ qua lợi thế trên sông.