Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An

Khuyến Cáo Người Dân Nuôi Tôm Nên Xây Dựng Ao Lắng Ở Long An
Ngày đăng: 05/03/2013

Hiện nay, các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ, Châu Thành (Long An) thả hơn 3.400 ha tôm thẻ, tôm chân trắng; trong đó đã có 40% diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng chết. Nhiều hộ mới vừa thả con giống được 15 - 20 ngày, tôm bị sốc nước chết, nên tháo xả ra sông gây thiệt hại không nhỏ.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An: Tôm bị chết nguyên nhân chính là do bà con chưa chú trọng xây dựng ao lắng để xử lý nước trước khi lấy vào ao, bởi con giống mua về thả trong ao lắng nuôi 7 - 10 ngày để làm quen với môi trường nước. Sau đó thả vào ao nuôi, con giống không bị sốc nước gây ra bệnh đốm trắng.

Hiện tại ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Tân Trụ và Châu Thành có gần 5.000 ha nuôi tôm nhưng chỉ có khoảng gần 10% diện tích nuôi tôm có ao lắng, nhiều hộ mua con giống về thả trong chậu 4 - 5 tiếng đồng hồ rồi đem ra thả xuống ao đầm nên tôm bị sốc nước, 20 - 25 ngày sau tôm trở bệnh đốm trắng chết. Có thể nói đây cũng là một phần do ngành chức năng trước nay chưa chú trọng khuyến cáo người dân nuôi tôm xây dựng ao lắng.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An phối hợp với chính quyền xã vận động, hướng dẫn những hộ nuôi từ 0,5 ha trở lên xây dựng ao lắng xử lý nước, con giống trước khi thả vào đầm. Mặt khác, ngành nông nghiệp hướng dẫn bà con khi xây dựng ao lắng, đầm ao dùng nilon bọc theo bờ bao chống rò rỉ nước mặn bên ngoài vào ao, tránh tình trạng tôm bị bệnh đốm trắng do môi trường nước. Ngành Ngân hàng nông nghiệp hỗ trợ vốn cho bà con vay dài hạn để xây dựng ao lắng đảm bảo chăn nuôi lâu dài, hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao Hội thảo bình chọn giống lúa chất lượng cao

Sáng ngày 27-8, tại ấp 11, xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh (BQL) đã tổ chức Hội thảo đánh giá giống lúa. Ông Phạm Hoài An, Giám đốc Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chủ trì hội thảo.

01/09/2015
Triển khai nhiều mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững Triển khai nhiều mô hình thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững

Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.

01/09/2015
Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.

01/09/2015
Hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững Hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững

Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.

01/09/2015
Trĩu quả nhãn muộn Yên Thế - Bắc Giang Trĩu quả nhãn muộn Yên Thế - Bắc Giang

Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

01/09/2015