Khuyến cáo người dân không trộn càphê cũ lẫn mới để xuất bán

Cũng theo Hiệp hội cà phê Ca cao Việt Nam, ngay từ đầu năm giá cà phê nhân còn ở mức từ 40.000-41.000 đồng sau đó càng về cuối vụ, giá cà phê nhân càng giảm xuống sâu, chỉ còn 35.400-35.800 đồng/kg nên các doanh nghiệp, nông hộ càng găm hàng, khiến lượng cà phê cũ tồn dư khá lớn.
Trong khi đó, các tỉnh Tây Nguyên đã bắt đầu bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2015-2016.
Do vậy, để bảo đảm chữ “tín” với khách hàng trong, ngoài nước, Hiệp hội cà phê-Ca cao Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp, các nông hộ cần để riêng sản phẩm cà phê nhân của từng niên vụ xuất bán.
Thực tế, khi trộn lẫn cà phê niên vụ cũ với cà phê niên vụ mới khiến màu sắc cà phê không đồng đều, hương vị đặc trưng không đồng nhất, ảnh hưởng đến chất lượng cà phê.
Hiện các tỉnh Tây Nguyên có tổng diện tích cà phê trên 573.400ha; trong đó diện tích cà phê cho thu hoạch 532.499ha, với sản lượng ước đạt trên 1,2 triệu tấn cà phê nhân.
Đắk Lắk là địa phương có diện tích cà phê nhiều nhất nước, với tên 204.500ha; trong đó có gần 193.000ha cho thu hoạch, với sản lượng từ 450.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Kế đến là tỉnh Lâm Đồng, có diện tích cà phê trên 157.307ha; trong đó diện tích cà phê cho thu hoạch 145.762ha, với sản lượng từ 350.000 tấn cà phê nhân trở lên.
Các nông hộ, doanh nghiệp sản xuất cà phê ở vùng Tây Nguyên đã chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để thu hoạch nhằm góp phần nâng cao chất lượng cà phê nhân niên vụ 2015-2016.
Có thể bạn quan tâm

Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho biết, do ảnh hưởng của việc đồng USD tăng giá mạnh, các nước đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu tôm vào Mỹ khiến áp lực cạnh tranh tại đây rất lớn.

Được tiếp cận trực tiếp với giống ngô biến đổi gen (BĐG), rất nhiều nông dân đã hào hứng và “mê” giống ngô mới, bởi một điều đơn giản đó là, hiệu quả kinh tế cao hơn.

Quả Sachi được gọi là “vua của các loại hạt”, hay siêu thực phẩm mới, bởi nó có rất nhiều điểm vượt trội về hàm lượng chất dinh dưỡng.

Nhà máy chế biến các sản phẩm cá tra và tôm tinh chế tại KCN An Hiệp (Bến Tre), vốn đầu tư 15 triệu USD, công suất chế biến 10.000 tấn thành phẩm/năm.

Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh đã hạ thủy tàu đánh cá vỏ thép đầu tiên hoạt động nghề lưới vây mang tên Hải Cảng 01, số hiệu BĐ 99009.