Khuyến Cáo Không Sử Dụng Các Giống Lúa IR 13/2, U Ải 32, Khang Dân 18

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT, cho biết vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Bình Định có kế hoạch kiểm tra, chuẩn bị đủ lượng lúa giống cung ứng cho sản xuất vụ Đông Xuân 2013-2014 theo đúng cơ cấu giống quy định của tỉnh. Trên cơ sở đặc điểm từng giống lúa, điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết của từng vùng để lựa chọn và bố trí cơ cấu giống phù hợp; các địa phương tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, vận động nông dân không sử dụng các giống lúa bị thoái hóa và nhiễm sâu bệnh cao như: IR 13/2, U Ải 32, Khang Dân 18 gieo sạ vụ Đông Xuân.
Bên cạnh đó, các đơn vị chức năng của Sở phối hợp với chính quyền các địa phương kiểm tra chặt chẽ tình hình đăng ký sử dụng, cung ứng giống lúa lai trợ giá tại các địa phương, đảm bảo đưa giống đến nhân dân gieo sạ đúng lịch thời vụ, tập trung. Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp, khuyến nông phải có mặt tại từng địa bàn phối hợp kiểm tra công tác chuẩn bị giống, các giải pháp kỹ thuật sản xuất trước thời điểm gieo sạ, kiên quyết chỉ đạo đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống và mật độ gieo sạ theo quy định…
Có thể bạn quan tâm

Những ngày đầu tháng 1 đến nay, bà con ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn(Thừa Thiên Huế) trúng đậm mùa ruốc. Sau mỗi ngày ra khơi, trung bình mỗi tàu khai thác trên 3 tạ ruốc.

Đối với người nuôi thủy sản tỉnh, thành công của mô hình nuôi cá chình do Công ty TNHH Hưng Biển thực hiện từ tháng 7-2011 đến tháng 11-2012 trên vùng cát Bảo Ninh đã giúp họ có cái nhìn mới đối với việc đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, trong đó có việc tìm đến những đối tượng thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao.

Ông Võ Văn Hưng, 61 tuổi (tổ 28, Hòa Quý, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) có thâm niên 23 năm nuôi cá lóc. Năm nay mô hình nuôi cá lóc trong lưới của ông cho thu nhập trên 1 tỷ đồng.

Về thôn Khả Lý Thượng, xã Quảng Minh, huyện Việt Yên (Bắc Giang), hỏi thăm đến nhà ông “vua gấc” Trần Sĩ Quảng, bà con trong thôn từ già đến trẻ nhỏ ai nấy đều cho biết, ông Quảng là một nông dân cần cù, chịu khó, làm giàu và nổi danh từ nghề trồng cây gấc.

Chính sách đầu tư hạ tầng ngày càng hoàn thiện để người dân Trần Đề (Sóc Trăng) tiếp tục khai thác lợi thế của vùng đất ngập mặn ven biển thành công hơn.