Khuyến Cáo Không Nên Nhổ Bỏ Hàng Trăm Hécta Ớt

Sở NN-PTNT Gia Lai ngày 3/7 cho biết đã có văn bản khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ hàng trăm héc ta ớt ở các huyện, thị phía đông tỉnh này vì ớt rớt giá.
Theo đó, nông dân cần thu hái, phơi khô để chờ giá tăng trở lại.
Ngoài ra, nông dân không nên mở rộng diện tích trồng ớt tràn lan, tránh việc bị ép giá. Trước đó, giá ớt chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg thay vì gần 30.000 đồng/kg, khiến nhiều nông dân thua lỗ, phải phá bỏ vườn ớt đang thu hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Toàn tỉnh Bến Tre hiện nay có 9 hợp tác xã (HTX) nghêu bao gồm: HTX nghêu Đồng Tâm, Rạng Đông (Bình Đại); Bảo Thuận, Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri) và Thạnh Lợi, Bình Minh, Thanh Bình, Thạnh Phong (Thạnh Phú) với tổng diện tích có thể nuôi nghêu 4.560ha, trong đó diện tích hiện tại có nghêu 3.043ha, bao gồm diện tích nghêu giống 482ha và nghêu thịt 2.561ha.

Từ cuối tháng 4 đến nay, diện tích tôm nuôi bị chết ở xã Kim Đông (Kim Sơn - Ninh Bình) liên tục tăng lên.

Công ty Cổ phần Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood) cho biết, trong thời gian vừa qua, giá tôm nguyên liệu tại Việt Nam ở mức thấp, trong khi nuôi tôm lại rủi ro cao nên nhiều người dân không muốn tiếp tục nuôi tôm nữa.

Thời gian gần đây, rau câu được mùa, được giá đã giúp cho nhiều gia đình ở ven đầm Thủy Triều (huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) thêm phấn khởi. Tuy nhiên, việc khai thác quá mức, không theo bất cứ quy trình nào gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái vùng đầm này.

Khi đoàn kiểm tra 7 loại thuốc, hóa chất trong nuôi thủy sản của 1 hộ nuôi tôm thì có đến 2 loại không rõ nguồn gốc, nhãn hiệu, công dụng đều vi phạm. Đây là vấn đề đáng lo ngại đối với thị trường thuốc, hóa chất phục vụ nuôi thủy sản ở Sóc Trăng hiện nay.