Khuyến Cáo Hàng Việt Nam Xuất Sang Mexico

Kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.
* Siết chặt kiểm dịch
Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.
Theo đó, SENASICA quy định việc tiến hành kiểm tra thú y về động vật, kiểm dịch thực vật, nuôi trồng thủy sản và cá tại bất kỳ địa điểm và thời gian nào, hoặc tại nơi xuất xứ (nước XK) hoặc địa điểm NK (Mexico). Bên cạnh đó, SENASICA quy định hàng hóa phải được đóng trong hộp, túi và bao bì mới, không có côn trùng và không có dấu hiệu của bệnh. Nhãn hiệu hàng hóa phải phù hợp với thông tin hàng hóa.
Nếu hàng hóa đóng bao, túi, gói, hộp và thùng carton, phải được đặt trên pallets (gỗ hoặc plastic) trong container. Phải làm vệ sinh sạch sẽ cả trong và ngoài container, không có tàn dư chất hữu cơ. Container phải được trang thiết bị làm mát và hệ thống chống dòng chảy.
Hiện tại các DN Việt Nam đang XK vào Mexico 2 mặt hàng chính là gạo (đóng trong bao PP-polypropylene) và cá tra (đóng trong bao PE - polyethylene, đựng trong thùng carton giấy), xếp trực tiếp vào containers không có pallets.
Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico đề nghị các DNXK trong nước thực hiện quy định trên của phía Mexico, đồng thời tính toán lại giá XK, do phát sinh chi phí pallets. Các DNXK có thể liên hệ với Thương vụ, hoặc Cục BVTV và Cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) để biết thêm thông tin chi tiết.
Có thể bạn quan tâm
Do ảnh hưởng bởi thời tiết bất thuận đã tạo điều kiện để vi khuẩn gây bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện, hại nhiều diện tích lúa Mùa trên địa bàn xã Đạo Đức (Vị Xuyên). Trong đó, tập trung chủ yếu ở thôn Làng Trần (trên 2 ha), thôn Làng Khẻn (5 ha).

Khoảng 10 năm trước, UBND tỉnh đã có định hướng chọn tạo giống lúa đặc sản là Hậu Giang 2 để tạo dựng thương hiệu cho địa phương. Tuy nhiên, đến nay, lúa đặc sản mang tên Hậu Giang 2 vẫn chưa được nhiều người tiêu dùng, thậm chí nhà nông để ý đến bởi nhiều lý do,...

Nhân giống mắc ca bằng phương pháp ghép chỉ sau 3 năm cây đã cho quả. Tuy nhiên, nhân giống bằng phương pháp này tốn công hơn nhiều và thời gian tạo được cây giống cũng dài hơn.

Dịch lở mồm long móng xuất hiện trên đàn gia súc ở huyện Hương Khê đã làm 29 con gia súc bị bệnh; trong đó có 4 con lợn và 1 con nghé bị chết buộc phải tiêu hủy.