Khu chăn nuôi tập trung thu hút nhiều trang trại

Nhiều trang trại đang quan tâm đầu tư vào khu quy hoạch chăn nuôi tập trung
Cụ thể, 4 huyện gồm Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ được chọn làm điểm.
Đến nay, huyện Thống Nhất đã đầu tư được 12 km đường giao thông và 20 km đường điện tại 5/10 vùng quy hoạch tập trung đã thu hút được 138 hộ chăn nuôi, thành lập 1 hợp tác xã chăn nuôi với 20 thành viên.
Chỉ riêng khu quy hoạch chăn nuôi tập trung trên địa bàn xã Lộ 25 (huyện Thống Nhất) đã thu hút được 20 trang trại chăn nuôi heo theo hướng công nghiệp với quy mô lớn vào đầu tư.
Khu này có diện tích khoảng 180 ha với cơ sở hạ tầng khá hoàn thiện.
Huyện Trảng Bom thu hút khoảng 9 trang trại đầu tư vào 2 khu quy hoạch thí điểm; huyện Xuân Lộc thu hút 5 trang trại.
Các địa phương đang rất quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút thêm chủ đầu tư vào khu quy hoạch này.
Có thể bạn quan tâm

Một tuần qua, ngư dân hành nghề lưới vây ở xã Bình Thạnh, Bình Đông, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) ra khơi đánh bắt hải sản, tàu nào cũng được lộc biển đầu năm, đặc biệt trúng đậm cá ngừ.

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…

Cùng với tiêm phòng, phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch; có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cho cả đàn vật nuôi, cắt đứt mầm bệnh có thể xâm nhập và gây hại. Theo quyết định của UBND tỉnh, từ ngày 28/2 đến ngày 28/3, sẽ tiến hành chiến dịch phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn tỉnh.