Không Vội Vàng Chặt Bỏ Cây Caosu

Với cây caosu, phải tính chu kỳ kinh doanh từ 20 - 25 năm chứ không thể vì giá cả sụt giảm trước mắt mà phá bỏ.
Lâm Đồng chưa xảy ra hiện tượng ồ ạt chặt bỏ cây caosu để trồng các loại cây trồng khác như một số tỉnh trong vùng, nhưng rải rác ở những vùng đất canh tác không phù hợp thì hiện tượng này cũng đã bắt đầu xảy ra, hoặc chí ít là người dân bỏ mặc loại cây trồng này cho nắng mưa.
Mới đây, theo chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, cơ quan chức năng của tỉnh đã đưa ra khuyến cáo nhà nông không nên vội vàng chặt bỏ cây caosu.
Theo số liệu của Sở NNPTNT Lâm Đồng, từ đầu năm đến nay, trong tổng số 1.618ha cây lâu năm trồng mới thì diện tích cây caosu chiếm 586ha (đứng sau cây càphê trồng mới 614ha); trong đó, tập trung tại Đạ Tẻh 369ha, diện tích còn lại là Đạ Huoai (158ha) và Cát Tiên (59ha).
Như vậy, tính đến giữa tháng 8.2014, Lâm Đồng có 8.793ha caosu (trong tổng diện tích cây lâu năm 219.539ha). Cây caosu ở Lâm Đồng chỉ mới được đưa vào trồng trong vài năm gần đây nên diện tích cho thu hoạch mủ chưa đáng kể.
Tại Đạ Huoai, với tổng nguồn vốn gần 5,7 tỉ đồng, từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện chuyển đổi được 730ha cây trồng các loại; trong đó, diện tích được chuyển sang trồng cây caosu chỉ đứng thứ hai sau cây sầu riêng (158ha so với 335ha).
Trên địa bàn huyện Đạ Tẻh hiện có 3.700ha cây caosu trong tổng số 10.134ha cây công nghiệp dài ngày. Trong 3.700ha cây caosu hiện có của Đạ Tẻh, diện tích caosu tiểu điền của các hộ dân chiếm 1.447ha; và hiện tại, với cây lâu năm, caosu là cây trồng có diện tích đứng thứ hai của Đạ Tẻh (sau cây điều 4.547ha).
Đưa ra những con số này để thấy rằng cây caosu đã thực sự chiếm một vị trí rất quan trọng trong cơ cấu cây trồng của Lâm Đồng, đặc biệt là đối với ba huyện phía nam là Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên.
Theo nhận định của các chuyên gia, tuy nhu cầu mủ caosu trên thị trường thế giới vẫn sẽ tăng hằng năm (dự báo tăng 1,7% - tương đương 11,5 triệu tấn - năm 2014, 4,1% năm 2015 và 3,8% năm 2016) nhưng do cung vượt quá cầu nên dẫn đến tình trạng thừa mủ caosu khiến giá cả tụt giảm.
Qua quan sát thực tế, các cán bộ của Sở NNPTNT Lâm Đồng cho biết: Trên địa bàn tỉnh chưa có hiện tượng chặt bỏ hàng loạt cây caosu nhưng việc tạm dừng khai thác và thiếu đầu tư thích đáng cho loại cây trồng này diễn ra khá phổ biến. Lãnh đạo sở này khuyến cáo: Với cây caosu, phải tính chu kỳ kinh doanh từ 20 - 25 năm chứ không thể vì giá cả sụt giảm trước mắt mà phá bỏ. “Không vội vàng chặt bỏ cây caosu” là thông điệp đang được phát đi từ cơ quan hữu trách tỉnh Lâm Đồng!
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Tiến Đức – Phó Chủ tịch UBND xã Hùng Lô cho biết, tháng 12.2012, xã được UBND TP.Việt Trì đầu tư triển khai thí điểm mô hình nuôi gà ri lai thả vườn, đồi. Ban đầu, xã được nhận 7.000 con gà ri lai 2 ngày tuổi cấp cho 35 hộ dân ở 10 khu dân cư, trung bình mỗi hộ được nhận 200 con gà (hỗ trợ 100% con giống, 30% thức ăn, thuốc thú y).

Chặng đường đầu tiên của vụ nuôi tôm nước lợ 2013 đã phát đi những tín hiệu khá lạc quan về mức lợi nhuận đối với những diện tích đã thu hoạch. Tuy nhiên, sự thận trọng trong khoảng thời gian còn lại vẫn không thừa khi những diễn biến của khí hậu, thời tiết và dịch bệnh luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Chính phủ chiều 4/7, ông Nguyễn Xuân Dương, quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT), khẳng định rằng trứng gà 2 lòng đỏ không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Hiện nay, thị trường Sơn La xuất hiện rất nhiều loại củ, quả có xuất xứ từ Trung Quốc, trong đó có tỏi củ. Nếu so sánh thì tỏi Trung Quốc là sản phẩm đẹp về hình thức, dễ bóc, giá rẻ nhưng chất lượng thua xa các giống tỏi trồng tại Sơn La vừa có chất lượng hơn hẳn, nguồn gốc rõ ràng, lại an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng... Vậy tại sao tỏi Trung Quốc giá rẻ lại lấn át được tỏi địa phương...?

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu vào những tháng cuối năm có thể xảy ra do diện tích mặt nước nuôi cá tra nguyên liệu hiện nay giảm, cùng với đó, giá cá tra giống đang tiêu thụ chậm.