Không Tự Ý Gây Nuôi Gián Đất

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Bắc Ninh về việc địa phương này xin ý kiến chỉ đạo về mô hình nuôi gián đất.
Bộ NN&PTNT nhận định, đến thời điểm này, chưa có tài liệu chính thức khẳng định tính có lợi của gián và hiệu quả của việc nuôi gián. Thực tế, gián là loài côn trùng có thể làm trung gian truyền một số bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, dịch tả và là thủ phạm gặm nhấm, làm hư hỏng các vật dụng. Bộ Y tế cũng đã công bố các hóa chất diệt côn trùng, trong đó có 4/10 chế phẩm dùng để diệt gián.
Về mặt pháp lý, Bộ NN&PTNT cũng khẳng định, việc người dân tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất là việc làm bị nghiêm cấm do gián đất chưa có trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, Bộ NN&PTNT đề nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về việc tự ý nhập khẩu và gây nuôi gián đất trên địa bàn, đồng thời kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm quản lý của các cá nhân, đơn vị có liên quan.
Có thể bạn quan tâm

Được một cán bộ Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) giới thiệu, chúng tôi háo hức vượt hơn 10km đường rừng lên núi cao để đến thăm mô hình nuôi cá tầm của ông Mai Thanh Lâm (62 tuổi, ngụ tổ dân phố 13, thị trấn Mađaguôi). Trại cá tầm của ông Lâm ở dưới chân thác Ba Tầng.

Thời điểm này, các địa phương trên địa bàn TP Hà Nội đang tích cực chăm sóc lúa Xuân song song với chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ mùa tới.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng vừa cho biết, do những trận mưa lớn, mưa đá diễn ra liên tục trong thời gian qua khiến cho sản lượng rau của tỉnh bị giảm.

Nguyên nhân do vừa thu hoạch xong đợt cho trái lần 2 thì nhiều vườn ớt xuất hiện tình trạng cây chết hàng loạt.

Để góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp, từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long đã xuống giống trên 25.000ha rau màu các loại, đạt hơn 50% kế hoạch năm, tăng gần 200ha so với cùng kỳ năm 2014.