Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Tránh Được Bệnh Thành Tích

Không Tránh Được Bệnh Thành Tích
Ngày đăng: 12/06/2013

Thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới.

Trao đổi với NTNN, ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho biết: “Qua tổng hợp và báo cáo cho thấy, phần lớn các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ NNPTNT tập trung chủ yếu ở các nội dung như những kết quả đạt được sau gần 3 năm triển khai chương trình, đặc biệt là các kiến nghị về việc cần tăng vốn đầu tư của Nhà nước và giảm phần đóng góp cho người dân trong quá trình xây dựng NTM”.

Về các vấn đề trên, ông Lộc cho biết, quan điểm của Bộ NNPTNT là, trong tư tưởng xây dựng NTM, chủ yếu chúng ta vẫn phải dựa vào nội lực là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Hơn nữa, đây là chương trình dài hạn, nếu địa phương nào chưa có điều kiện, thì không nhất thiết phải làm ngay. “Trên thực tế, dù mức chi cho nông nghiệp - nông thôn của Nhà nước những năm qua không giảm, nhưng mức chi còn thấp, nên vẫn chưa đáp ứng được cho các địa phương”- ông Lộc cho biết thêm.

Theo ông Lộc, riêng nguồn vốn 1.700 tỷ đồng mà Quốc hội phân bổ hồi đầu năm vẫn được đưa về trực tiếp cho các địa phương. Ông Lộc cũng cho rằng, hầu hết các địa phương kêu thiếu vốn như hiện nay chủ yếu là do họ tự động làm trước một số công trình, rồi sau đó mới đi xin vốn bổ sung, nhưng không được, nên họ lại phản ánh. Thậm chí, có những mức hỗ trợ đầu tư mà Chính phủ chưa công bố, nhưng ở địa phương đã tự công bố, nên người dân mới thắc mắc”.

Trả lời NTNN về tình trạng hiện có nhiều địa phương đang xây dựng NTM theo kiểu chạy đua thành tích, ông Lộc thừa nhận: “Trước khi triển khai chương trình này, chúng tôi đã phải nhấn mạnh vào 3 vấn đề là: Phải tránh bệnh thành tích, thờ ơ và trông chờ ỷ lại. Song thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới. Tôi xin nhấn mạnh là, xây dựng NTM là cả một quá trình để phấn đấu với mục tiêu đến năm 2015, chúng ta chỉ có 20% số xã đạt NTM, còn đến năm 2020 là 50% số xã”.


Có thể bạn quan tâm

Khó phát triển đàn heo đen Khó phát triển đàn heo đen

Thời điểm này, số lượng đàn heo đen tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đang ở mức cao nhất nhằm phục vụ cho thị trường tết Nguyên đán sắp tới. Tuy nhiên, tập quán chăn nuôi thả rông không mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn để lại hệ lụy môi trường.

22/11/2015
Được, mất chuyện nuôi lợn rừng Được, mất chuyện nuôi lợn rừng

Lợn rừng phù hợp với điều kiện chăn thả tự do hoặc trên diện tích đất rộng rãi.

22/11/2015
Có một Thủ đô ăn gà lông Có một Thủ đô ăn gà lông

Thực tế, văn hóa ăn gà lông không chỉ hằn sâu trong nếp nghĩ của người dân Thủ đô Hà Nội mà còn du nhập theo kiều bào sang tận các quốc gia phát triển.

22/11/2015
Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định Năng suất, chất lượng là yếu tố quyết định

Ngày 19/11, Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội phối hợp với Công ty CP Sữa quốc tế (IDP) tổ chức hội nghị triển khai chương trình hợp tác phát triển chăn nuôi bò sữa và xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi tiêu thụ sữa tươi trên địa bàn TP Hà Nội.

22/11/2015
Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ Hướng Hóa chú trọng phát triển cây bời lời đỏ

Đối với người dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) thì cây bời lời trắng không còn xa lạ bởi từ lâu loại cây này đã có mặt hầu như ở khắp nơi, từ khe suối đến dốc đá cao. Tuy nhiên, giá trị kinh tế mang lại của nó rất thấp nên người dân chẳng mấy quan tâm tới loại cây này.

22/11/2015