Không Tránh Được Bệnh Thành Tích

Thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới.
Trao đổi với NTNN, ông Tăng Minh Lộc - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT), kiêm Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cho biết: “Qua tổng hợp và báo cáo cho thấy, phần lớn các ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ NNPTNT tập trung chủ yếu ở các nội dung như những kết quả đạt được sau gần 3 năm triển khai chương trình, đặc biệt là các kiến nghị về việc cần tăng vốn đầu tư của Nhà nước và giảm phần đóng góp cho người dân trong quá trình xây dựng NTM”.
Về các vấn đề trên, ông Lộc cho biết, quan điểm của Bộ NNPTNT là, trong tư tưởng xây dựng NTM, chủ yếu chúng ta vẫn phải dựa vào nội lực là chính, Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần. Hơn nữa, đây là chương trình dài hạn, nếu địa phương nào chưa có điều kiện, thì không nhất thiết phải làm ngay. “Trên thực tế, dù mức chi cho nông nghiệp - nông thôn của Nhà nước những năm qua không giảm, nhưng mức chi còn thấp, nên vẫn chưa đáp ứng được cho các địa phương”- ông Lộc cho biết thêm.
Theo ông Lộc, riêng nguồn vốn 1.700 tỷ đồng mà Quốc hội phân bổ hồi đầu năm vẫn được đưa về trực tiếp cho các địa phương. Ông Lộc cũng cho rằng, hầu hết các địa phương kêu thiếu vốn như hiện nay chủ yếu là do họ tự động làm trước một số công trình, rồi sau đó mới đi xin vốn bổ sung, nhưng không được, nên họ lại phản ánh. Thậm chí, có những mức hỗ trợ đầu tư mà Chính phủ chưa công bố, nhưng ở địa phương đã tự công bố, nên người dân mới thắc mắc”.
Trả lời NTNN về tình trạng hiện có nhiều địa phương đang xây dựng NTM theo kiểu chạy đua thành tích, ông Lộc thừa nhận: “Trước khi triển khai chương trình này, chúng tôi đã phải nhấn mạnh vào 3 vấn đề là: Phải tránh bệnh thành tích, thờ ơ và trông chờ ỷ lại. Song thực tế, đa số các địa phương vẫn chạy theo thành tích. Đây là vấn đề tồn tại chính trong xây dựng NTM hiện nay và cần phải điều chỉnh lại trong thời gian tới. Tôi xin nhấn mạnh là, xây dựng NTM là cả một quá trình để phấn đấu với mục tiêu đến năm 2015, chúng ta chỉ có 20% số xã đạt NTM, còn đến năm 2020 là 50% số xã”.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ thị trên yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố cùng các phòng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, nắm chắc các đối tượng tàng trữ, lắp ráp và vận chuyển vật dụng cấm dùng khai thác thủy sản; Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Nai chủ trì phối hợp với các sở, ngành cùng các địa phương vận động, tuyên truyền nhân dân tham gia bảo vệ, ngăn chặn hành vi khai thác thủy sản bằng chất cấm và thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, do hiệu quả kinh tế cao cộng với khai thác được các lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động cùng với chủ trương chuyển đổi cây trồng, trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản, trong đó có các cây trồng thế mạnh như: bưởi Năm Roi, cam mật, cam sành, quít đường, xoài cát Hòa Lộc…

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.