Không thể sản xuất được thịt gà 20 nghìn đồng/kg!

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), nếu đúng sự thật thịt gà NK từ Mỹ về bán tại TP.HCM chỉ có 20 nghìn đồng/kg thì cần phải điều tra xem liệu có vấn đề gì về chất lượng hay không. Nếu không có vấn đề gì về chất lượng thì cần phải nghiên cứu kiện bán phá giá.
Hiện nay có rất nhiều cơ quan quản lí về sản phẩm chăn nuôi NK như Hải quan (Bộ Tài chính), Quản lí Thị trường (Bộ Công thương), Cục Quản lí Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT)… Cục Chăn nuôi không quản lí và cấp phép NK cho sản phẩm chăn nuôi NK, chỉ quản lí về mảng giống gia súc gia cầm NK mà thôi. Vì vậy, vấn đề này cần có thêm thông tin các cơ quan trực tiếp quản lí.
Tuy nhiên về mặt lí thuyết, việc chúng ta ngừng NK sản phẩm gia cầm từ Mỹ là chỉ có hiệu lực đối với các vùng có dịch, chứ không phải là cấm toàn bộ cả nước. Ví dụ hồi Thái Lan có dịch cúm gia cầm, nhưng họ vẫn có những vùng an toàn dịch bệnh được Tổ chức Thú y thế giới công nhận, và họ vẫn XK thịt gà đi Nhật Bản bình thường. Vì thế, cũng có thể thịt gà được nhập từ Mỹ về Việt Nam từ các bang, các vùng không có dịch của Mỹ.
Cục Chăn nuôi đã được xem báo chí đăng tải hình ảnh giá niêm yết trên bao bì thịt gà (đùi gà) ở siêu thị chỉ có hơn 20 nghìn đồng một chút. Cục cũng đã lập tức chỉ đạo nhân viên của Cục Chăn nuôi tại TP.HCM tới các điểm siêu thị mà báo chí nêu để kiểm tra, tuy nhiên không hiểu tại sao lại không còn thấy các sản phẩm này nữa.
Cục Chăn nuôi cũng đã cập nhật thông tin về giá thịt gà bán tại Mỹ, và đúng là giá thịt gà tại Mỹ hiện tại cũng đang từ 3 - 3,5 USD/kg, tương đương từ 65 – 75 nghìn đồng/kg. Xét về giá thành SX gia cầm, dù là nuôi công nghiệp quy mô lớn trên thế giới hiện nay cũng không thể có nước nào SX được thịt gà với giá thành 20 nghìn đồng/kg.
Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn họ có bán phá giá hay không thì cần phải điều tra kỹ. Nếu đúng là có đùi gà Mỹ bán tại Việt Nam giá chỉ 20 nghìn đồng/kg có thể có mấy tình huống giả thiết: Một là theo tôi được biết, Mỹ và nhiều nước xem thịt ức gia cầm mới là sản phẩm chính, còn lại như chân, cổ cánh, kể cả đùi cũng là sản phẩm phụ. Khác với thị hiếu Việt Nam xem đùi mới là nhất, người Mỹ thích ăn thịt ức hơn bởi họ muốn giảm cholesterol. Vì thế, cũng có thể đùi gà ở Mỹ giá lại rất rẻ(?).
Theo số liệu mà Cục Chăn nuôi tổng hợp được từ Hải quan, 6 tháng đầu năm 2015, lượng sản phẩm gia cầm NK đã tăng đột biến, lên tới 66 nghìn tấn, tăng 53% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó gần 60% là từ Mỹ. Sản phẩm NK về cũng chủ yếu là đùi gà, chiếm tới 56%, và thị trường NK về chủ yếu cũng chỉ tập trung ở 2 thành phố chính là Hải Phòng (37%) và TP.HCM (60%). Cũng có thể việc NK đùi gà về tăng đột biến, lại chỉ tập trung tiêu thụ ở TP.HCM khiến giá đùi gà NK về ở đây tụt mạnh?
Nếu loại trừ hai giả thiết trên, thì chỉ còn giả thiết là sản phẩm gia cầm NK về “có vấn đề” về chất lượng. Chẳng hạn đùi gà NK về là hàng quá hạn, hoặc hàng “cận date” thì mới có thể rẻ như thế? Cũng cần đặt câu hỏi tại sao đùi gà NK về được bán đàng hoàng ở siêu thị, thì phải là hàng được NK chính ngạch, có kiểm dịch, đảm bảo chất lượng chứ?
Tóm lại, các cơ quan quản lí trực tiếp đối với sản phẩm gia cầm NK cần phải kiểm tra, rà soát lại nguồn gốc, xem có vấn đề gì về chất lượng hay không thì mới có thể khẳng định được là bán phá giá. Nếu cơ quan chức năng kiểm tra mà không có vấn đề gì về chất lượng, hàng được NK chính ngạch, đúng pháp luật, có nguồn gốc xuất xứ, đồng thời nắm lại thông tin chắc chắn về sản phẩm cùng chủng loại bán tại Mỹ với giá cao hơn tại Việt Nam thì cần phải kiến nghị cơ quan chức năng Việt Nam hỗ trợ khởi kiện. Mỹ từng kiện chúng ta rất nhiều lần về chuyện phá giá cá tra, tại sao chúng ta lại không thể kiện họ? Đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang chuẩn bị gia nhập TPP, trong đó có Mỹ thì đây là việc cần thiết.
Có thể bạn quan tâm

“Trong khi nhiều nông dân bám đồi, bám nương trồng sắn, trồng ngô quanh năm không đủ ăn thì gia đình anh Phạm Huy Khánh ở bản Rạng Đông lại mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt.

Trên thị trường hiện có hàng chục sản phẩm máy móc phục vụ nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Đa số các loại máy móc này được chế tạo bởi những “nhà sáng chế” tay ngang bắt nguồn từ nhu cầu thực tế. Trong đó, nhiều cơ sở đã đầu tư theo hướng sản xuất chuyên nghiệp dòng hàng này.

Vụ dưa hấu năm nay nông dân than trời vì dưa ế, giá rẻ. Thảm cảnh này khiến nông dân sản xuất các loại nông sản khác thấp thỏm, âu lo. Nhất là khi bài toán đầu ra cho nông sản đến giờ vẫn còn bỏ ngỏ…

Với gần 1 triệu tấn lúa, trên 200 nghìn tấn ngô và hàng trăm nghìn tấn sắn sản xuất mỗi năm, Nghệ An được coi là địa phương có nguồn nông sản dồi dào. Thế nhưng, lượng nông sản này hầu như đang được tiêu thụ trên thị trường tự do với nhiều vấn đề bất cập, số “vào” được các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn vẫn chưa nhiều.

Đến nay, huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã hình thành hơn 100 trang trại sản xuất nông, lâm, thủy sản. Những trang trại này chủ yếu của những hộ nông dân cá thể, tự phát thành lập và đầu tư theo hướng sản xuất trang trại, áp dụng công nghệ mới trong việc nuôi, trồng và chăm sóc để đem lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững hơn.