Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Sử Dụng Oxytetracyline 3-4 Tuần Trước Khi Thu Hoạch Tôm

Không Sử Dụng Oxytetracyline 3-4 Tuần Trước Khi Thu Hoạch Tôm
Ngày đăng: 11/07/2014

Việc sử dụng kháng sinh ở dạng nguyên liệu cơ bản là dựa theo kinh nghiệm của từng hộ nuôi, chưa nắm rõ công dụng, thời gian ngừng thuốc dẫn đến việc không kiếm soát được dư lượng Oxytetracyline trong tôm thương phẩm

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), một số hộ, cơ sở nuôi tôm có sử dụng Oxytetracyline dạng nguyên liệu (thùng 25kg của Trung Quốc), hòa vào nước và tạt xuống ao để hạn chế vi khuẩn vibrio trong môi trường nước nhằm phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính...

Việc sử dụng kháng sinh ở dạng nguyên liệu cơ bản là dựa theo kinh nghiệm của từng hộ nuôi, chưa nắm rõ công dụng, thời gian ngừng thuốc dẫn đến việc không kiếm soát được dư lượng Oxytetracyline trong tôm thương phẩm. Điều này đã ảnh hưởng đến xuất khẩu tôm sang hai thị trường lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản và EU.

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD), gần đây Cơ quan thẩm quyền EU và Nhật Bản liên tục đưa ra cảnh báo về việc phát hiện dư lượng Oxytetracycline vượt mức giới hạn cho phép trong các lô hàng tôm nuôi của Việt Nam xuất khẩu sang 2 thị trường này. Tính đến nay, tổng số lô hàng tôm nuôi và sản phẩm từ tôm nuôi bị cảnh báo ở thị trường Nhật Bản đã lên 6 lô.

Còn tại thị trường EU, cơ quan chức năng của thị trường này đã cảnh báo 5 lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng Oxytetracycline vượt 0,1 ppm. Con số này gấp 2,5 lần tổng số lô hàng thủy sản nuôi xuất khẩu của Việt Nam bị cảnh báo ở thị trường này trong cả năm 2013. Nếu tình trạng này không cải thiện, EU sẽ xem xét áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn với tôm Việt Nam, thậm chí có thể tạm đình chỉ nhập khẩu.

Mặc dù, Oxytetracycline là kháng sinh được phép sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản nhưng việc xuất khẩu tôm nuôi của Việt Nam bị cảnh báo Oxytetracycline ở cả hai thị trường xuất khẩu lớn cho thấy việc tuân thủ quy định phải ngừng sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch để tránh dư lượng còn tồn dư chưa được thực hiện nghiêm ngặt.

Tại Hội nghị phòng chống dịch bệnh tôm tổ chức tại Kiên Giang vừa qua, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản yêu cầu các cơ quan chức năng các địa phương cần tập trung khống chế Oxytetracyline, khuyến cáo người dân ngừng sử dụng thuốc 3-4 tuần trước khi thu hoạch để đào thải hết dư lượng chất này trong tôm nuôi. Đồng thời, đề nghị Cục Thú y tăng cường quản lý nhập khẩu đối với Oxytetracyline nguyên liệu.


Có thể bạn quan tâm

Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí Ngư Dân Phú Yên Trúng Lớn Tôm Hùm Nhí

Ngày 2.3, Phòng NNPTNT huyện Tuy An cho biết, từ nửa tháng qua, ngư dân ven biển của huyện có thu nhập khá cao từ nghề mành tôm hùm con (to bằng đầu đũa) để cung cấp giống cho các vùng nuôi tôm hùm thương phẩm.

04/03/2014
Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý Bệnh Trắng Lá Mía Và Biện Pháp Quản Lý

Bệnh trắng lá mía do dịch khuẩn bào (phytoplasma) gây ra được phát hiện lần đầu tiên ở Đài Loan năm 1958, ở Ấn Độ và Thái Lan năm 1964. Hiện bệnh này chủ yếu thấy xuất hiện ở các nước châu Á như Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Sri Lanka, Campuchia, Lào và Việt Nam. Đây là một bệnh nguy hiểm gây thiệt hại nặng cho SX mía nguyên liệu.

04/03/2014
Kỹ Thuật Vệ Sinh, Sát Trùng Chuồng Trại Kỹ Thuật Vệ Sinh, Sát Trùng Chuồng Trại

Như chúng ta đã biết, trong nhiều năm gần đây cũng như hiện tại, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng gia súc, cúm gia cầm H5N1, H7N9…

04/03/2014
Tiêu Độc, Khử Trùng Bảo Vệ Đàn Vật Nuôi Tiêu Độc, Khử Trùng Bảo Vệ Đàn Vật Nuôi

Cùng với tiêm phòng, phun hóa chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi được coi là một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu trong phòng chống dịch; có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh, bảo vệ cho cả đàn vật nuôi, cắt đứt mầm bệnh có thể xâm nhập và gây hại. Theo quyết định của UBND tỉnh, từ ngày 28/2 đến ngày 28/3, sẽ tiến hành chiến dịch phun khử trùng tiêu độc trên địa bàn toàn tỉnh.

04/03/2014
Trồng Thanh Long Ở Xóm Đông Du Trồng Thanh Long Ở Xóm Đông Du

Theo sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Đông Hiếu, chúng tôi đến thăm mô hình trồng thanh long cho hiệu quả kinh tế cao của xóm Đông Du 1. Con đường bê tông thoáng rộng nối liền các tổ liên gia trong xóm được bao bọc bởi những vườn thanh long, vườn tiêu, vườn rau ngót xanh ngút ngát.

04/03/2014