Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh

Không Sử Dụng Giống Khoai Mì Bị Nhiễm Bệnh
Ngày đăng: 28/02/2014

Hiện nay, khoai mì về cơ bản đã thu hoạch xong. Sau khi thu hoạch, thân cây sẽ được thu gom, bảo quản để làm giống cho vụ sau.

Qua khảo sát của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật cho thấy, những năm gần đây, tình hình dịch hại trên cây mì có nhiều diễn biến phức tạp, một số đối tượng dịch hại nguy hiểm có nguy cơ lây lan trên diện rộng như: Bệnh chổi rồng, bệnh xì mủ thân (do vi khuẩn), rệp sáp bột hồng và một số loài rệp sáp khác.

Để hạn chế các đối tượng dịch hại nêu trên, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật đã hướng dẫn tạm thời biện pháp quản lý hom giống mì sau khi thu hoạch, nhằm hạn chế thiệt hại do dịch hại gây ra trên cây mì như: Không mua bán, trao đổi, sử dụng hom giống mì từ vùng đã bị nhiễm bệnh để làm giống, nhằm ngăn ngừa lây nhiễm và hạn chế tác hại của các đối tượng dịch hại nêu trên.

Chỉ mua hom giống từ nơi bảo đảm uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, vườn giống khỏe, không bị nhiễm bệnh và cho năng suất cao, chất lượng tốt. Hom giống trước khi đem trồng phải kiểm tra rệp sáp, vì đây là nguồn lây nhiễm chủ yếu trên đồng ruộng.

Trong trường hợp kiểm tra hom giống bị nhiễm rệp sáp phải xử lý bằng cách ngâm trong dung dịch nước thuốc 30 phút trước khi trồng (sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất sau: Thiamethoxam, Imidacloprid hoặc Dinotenfuran); có thể kết hợp dùng vòi phun cao áp rửa trôi rệp sáp nhiễm trên hom giống trước khi xử lý thuốc.


Có thể bạn quan tâm

Lỗ hổng quy hoạch nông sản Lỗ hổng quy hoạch nông sản

Thời gian qua, các mặt hàng nông sản liên tục rớt giá. Điều đáng nói khi được mùa cũng rớt giá, mất mùa cũng rớt.

09/06/2015
Sông Bình thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ Sông Bình thí điểm mô hình xoài Đài Loan đỏ

Mạnh dạn chuyển đổi giống cây trồng mới, tìm hướng phát triển kinh tế cho riêng mình, đó là cách nghĩ và áp dụng của một số hộ dân tại xã Sông Bình, huyện Bắc Bình. Trong đó mô hình trồng xoài Đài Loan đỏ của gia đình ông Phạm Quốc Vinh là một điển hình, có nhiều triển vọng.

09/06/2015
Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu Ý tưởng về mô hình cộng đồng quản lý đốm nâu

Năm 2014, bệnh đốm nâu trên cây thanh long đã gây thiệt hại cho người trồng các địa phương ở mức đáng báo động. Diện tích bị nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất vào tháng 8 - 9/2014 lên đến 12.870 ha, chiếm 53,1% diện tích thanh long toàn tỉnh.

09/06/2015
Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu Tăng cường biện pháp phòng ngừa thanh long nhiễm bệnh đốm nâu

“Các địa phương tăng cường biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng loạt đối với các vườn thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, khu vực lân cận, như thu gom cành rơi vãi, chặt tỉa cành bệnh, ủ bằng chế phẩm sinh học BIO-ADB tiêu diệt bào tử nấm; đồng thời sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bón phân cân đối đảm bảo phòng, trừ bệnh đốm nâu đạt hiệu quả cao. Sở Nông nghiệp & PTNT phổ biến kịp thời các thông tin mới, ý kiến cơ quan khoa học về cách phòng ngừa bệnh này cho người trồng thanh long thực hiện”.

09/06/2015
Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội Hàng nghìn tấn vải thiều Hải Dương được tiêu thụ tại Hà Nội

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, 2.000 tấn vải đã được ký kết để đưa vào Hapro; 1.000 tấn được đưa vào Coop mart, 100 tấn/tháng vào Big C, 200 tấn/tháng vào siêu thị Fivimart và Hiway…

09/06/2015