Không Phát Hiện Chất Cấm Trong Thủy Sản Nuôi

Theo Cơ quan quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam bộ, hiện các thủy sản chủ lực đang được nuôi ở các tỉnh phía Nam là cá tra, tôm... hầu như không bị phát hiện kháng sinh cấm.
Đây là kết quả được cơ quan này đưa ra vào ngày 31-7 sau khi đã khảo sát 18 tỉnh khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL. Trong số 357 mẫu kiểm nghiệm mà cơ quan này lấy ở các đia phương đã không phát hiện dư lượng các hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng như chloramphenicol, nitrofurans, enroflocaxin, trifluralin…
Điều này phần nào được phản ánh bằng việc trong mấy tháng qua số lượng doanh nghiệp xuất khẩu tôm đi Nhật Bản có lô hàng bị phát hiện kháng sinh cấm đã giảm hơn so với năm 2012.
Theo Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồi tháng 1-2013, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật bị phát hiện có hàm lượng kháng sinh cấm vượt ngưỡng cho phép, tuy nhiên, sau đó, số lượng doanh nghiệp bị phát hiện đã giảm xuống đáng kể.
Theo Nafiqad, số mẫu tôm, cá tra không bị phát hiện các kháng sinh cấm khi vào thị trường Nhật Bản cũng có thể là do tác động của việc sửa đổi Thông tư 55/201/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, trong đó, có đưa ra điều khoản để lấy ý kiến là nếu doanh nghiệp có 4 lô hàng bị cảnh báo không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong vòng 6 tháng sẽ bị cấm xuất khẩu.
Ngoài ra, theo thông tin mà Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online có được, trước áp lực chất kháng sinh cấm, trong thời gian qua, đã có một số doanh nghiệp thủy sản đưa vào điều khoản không sử dụng/không phát hiện chất kháng sinh trong tôm, cá tra vào hợp đồng mua thủy sản.
Theo ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Mỹ Thanh, Sóc Trăng, hơn hai năm qua thông tin về chất kháng sinh cấm không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp mà cả người nuôi tôm, do đó, người nuôi tôm đã ý thức được vấn đề sử dụng các loại kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), hiện có 100 doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu trên 7,5 triệu đô la Mỹ và chiếm 70% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành thủy sản. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm là công ty Minh Phú với giá trị xuất khẩu là hơn 151 triệu đô la Mỹ, xếp thứ hai là Vĩnh Hoàn với 85,57 triệu đô la Mỹ, Agifish là gần 63 triệu đô la Mỹ.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Ngọc Mai-Phó Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi Hoàng Anh Gia Lai (thuộc Tập đoàn HAGL) đưa chúng tôi đến thăm trại chăn nuôi bò Đak Yă vào một ngày khá mát trời. Ngoài những cánh đồng cỏ xanh mướt, với quy mô hàng chục ngàn con, trại bò thịt và trại bò sữa được chăn nuôi ở 2 khu riêng biệt, có chế độ chăm sóc khác nhau.

Xuất phát từ hiệu quả kinh tế, đặc biệt trong vấn đề giảm thiểu tác hại đến môi trường, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư phối hợp với HTX Nông nghiệp kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Hòa (Phú yên) đã triển khai mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học. Từ thành công của mô hình này, hiện nay nhiều hộ nuôi heo ở các địa phương đã nhân rộng hình thức nuôi heo bằng đệm lót sinh học.

Đây là mô hình do anh Võ Nhật Nam, sinh năm 1986, ấp Hòa Phú xã Định Thành (Thoại Sơn - An Giang) đang thực hiện. Với chuyên môn Trung cấp chăn nuôi thú y, nhận thấy dê là loài động vật dễ nuôi, khả năng kháng bệnh tốt, được nhiều hộ dân đầu tư để cải thiện kinh tế gia đình… anh Nam quyết định chọn và lai tạo giống dê hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu của các hộ dân có ý tưởng đầu tư chăn nuôi. Mô hình đã đem lại tín hiệu khả quan cho cả anh lẫn hộ nuôi trong và ngoài địa phương.

Mô hình chăn nuôi vịt trời của gia đình anh Hồ Xuân Lý ở xã Quỳnh Thanh (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã đem lại hiệu quả kinh tế cao và còn tạo việc làm cho nhiều hộ dân trong vùng

Người dân thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) cho biết, hiện nay giá trăn đang giảm mạnh. Hiện, toàn xã Hiệp Lợi có hơn 150 hộ nuôi với khoảng 11.500 con trăn đứng trước nguy cơ lỗ vốn.