Không Ồ Ạt Chuyển Đổi Cây Lúa

Hội nghị tổng kết năm 2013, triển khai kế hoạch năm 2014 và bàn giải pháp tái cơ cấu ngành trồng trọt ở khu vực đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) tổ chức ngày 14.1 tại tỉnh Hải Dương.
Theo ông Trần Xuân Định - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, năm 2014 toàn ngành nông nghiệp bắt đầu triển khai Đề án tái cơ cấu ngành trong đó có lĩnh vực trồng trọt. Kế hoạch sản xuất lúa và rau màu năm 2014 khoảng hơn 1,5 triệu ha, tăng 63.000ha so với năm 2013.
Trong đó diện tích lúa hơn 1,2 triệu ha, giảm 65.000ha; còn lại các cây trồng như ngô, khoai tây, rau đậu các loại đều tăng diện tích (chỉ khoai lang sẽ giảm 500ha).
Theo ông Định, thời gian tới ngành trồng trọt tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo hướng từng bước giảm diện tích gieo trồng lúa, trước hết trên đất lúa kém hiệu quả.
Chuyển đổi một phần diện tích lúa thấp trũng sàn kết hợp nuôi trồng thủy sản trong vụ mùa; chuyển một số diện tích lúa đất cao hoặc đất cát pha sang trồng rau màu có hiệu quả. Trên diện tích còn lại tăng cường thâm canh tăng năng suất để đạt năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn.
Dự kiến đến năm 2015, diện tích lúa gieo trồng cần chuyển đổi sang cây trồng khác khoảng gần 42.000ha. Các địa phương dự kiến chuyển đổi nhiều như Nam Định 10.000ha, Hà Nội gần 6.500ha, Thái Bình 4.400ha…
Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ông Trần Đình Toàn - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Ninh Bình cho rằng, trong tái cơ cấu ngành trồng trọt cần xác định chắc chắn lúa là cây chủ lực để định hướng suy nghĩ, cách làm và có những hoạch định trước mắt và lâu dài cho “số phận” của cây lúa. Theo ông Toàn, cần phải có quy hoạch toàn vùng trong chuyển đổi, tránh để xảy ra tình trạng “khủng hoảng thừa”.
Ông Toàn dẫn chứng, tại Ninh Bình, việc chuyển đổi và thực hiện mô hình lúa- cá đã được tỉnh triển khai từ 15-16 năm nay, diện tích lên đến hàng nghìn ha. Nhưng đến thời điểm này, mô hình đã bộc lộ những bất cập. “Khi nhà nhà nuôi cá thì dẫn đến thực trạng như hiện nay giá 1kg cá rô phi không bằng giá 1 kg thóc”- ông Toàn cho biết.
Ông Vũ Văn Liết - Hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội nêu một thực trạng điển hình hiện nay nhiều địa phương ở ĐBSH phải đối mặt là nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả cao nhưng lại thường xuyên bấp bênh, thiếu ổn định.
Ông Liết cho rằng giải pháp có thể hiệu quả nhất trong tái cơ cấu ngành trồng trọt là khuyến khích thành lập các doanh nghiệp nông nghiệp để hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp và nông dân, chứ không phải như thực tế hiện nay là doanh nghiệp chỉ cung cấp đầu vào hoặc tìm đầu ra cho nông sản.
“Để khuyến khích doanh nghiệp nông nghiệp ra đời và phát triển, Nhà nước cần đầu tư cơ sở hạ tầng, vốn… ban đầu và trợ giá cho doanh nghiệp ít nhất 10 năm để doanh nghiệp có thể đứng vững”- ông Liết nói.
Có thể bạn quan tâm

Cty Dược phẩm Nippon Zoki (Nhật Bản) vừa khởi công xây dựng nhà máy "Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam" tại Quế Võ (Bắc Ninh) với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD.

Tốt nghiệp ĐH Nông nghiệp chuyên ngành thú y, từng làm việc cho một công ty thức ăn chăn nuôi có tiếng với thu nhập khá cao, bỗng anh Khánh xin nghỉ về làm cán bộ khuyến nông xã và cuối cùng làm nông dân. Bước đi có vẻ “thụt lùi”, nhưng đã giúp anh trở thành tỷ phú.

Sau nhiều năm gắn bó với nghề nuôi chim cút, đến nay, ông Trần Nguyễn Hồ ở xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi cút với quy mô lớn.

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch lợn tai xanh đã xảy ra trên địa bàn 43 xã, phường thuộc 10 huyện, thị của 3 tỉnh là: Lào Cai, Điện Biên và Yên Bái làm hơn 8,3 nghìn lợn mắc bệnh, số lợn đã tiêu huỷ là 5.165 con. Hiện nay, tỉnh Lào Cai đã công bố hết dịch, nhưng dịch đang xảy ra nặng ở các tỉnh Điện Biên, Yên Bái và đang có chiều hướng lây lan với tốc độ nhanh; nguy cơ dịch lây lan diện rộng là rất lớn.

Nông dân các huyện phía Đông của tỉnh Tiền Giang bước vào thu họach rộ vụ lúa Thu Đông với niềm vui trúng mùa, trúng giá. Ở vụ này, nhờ áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật canh tác của ngành nông nghiệp khuyến cáo nên năng suất lúa đạt bình quân gần 6 tấn/ha, tăng 0,3 tấn ha so cùng vụ năm ngoái