Không nghe lời khuyến cáo nên thiệt đơn, thiệt kép!

Dưới cái nắng như đổ lửa của mùa khô, anh Bùi KhắcTiến (thôn Sơn Trà, xã Bình Hòa) đang cùng hàng chục người làm công thu hoạch khoai lang trên ruộng. Thấy chúng tôi đến thăm, anh buồn rầu kể: Năm ngoái thấy một số hộ trong xã trồng khoai thu lãi hơn 100 triệu đồng/ha, nên vợ chồng anh bàn tính với nhau chuyển 2 ha đất trồng lúa sang trồng khoai.
Theo tính toán của anh, nếu khoai lang giữ giá như năm ngoái thì anh sẽ có lãi lớn so với các loại cây trồng khác trên diện tích đất này. Tuy nhiên, đến thời điểm thu hoạch, giá thu mua khoai lại rớt thê thảm, đầu vụ thu hoạch khoai có giá 6.000 - 7.000đồng/kg, nhưng khoảng 1 tháng trở lại đây, giá chỉ còn 3.200 đồng/kg.
Cũng theo anh Tiến, năng suất khoai lang của gia đình đạt 20 tấn/ha, nhưng trong đó chỉ có 15 tấn khoai chọn theo tiêu chuẩn của thương lái, được bán với giá 3.200 đồng, còn 5 tấn không đúng tiêu chuẩn chỉ bán với giá 800 đồng/kg, tính ra, mỗi héc-ta khoai lang thu về được khoảng 50 triệu đồng.
Trong khi đó, đầu tư 1 ha khoai lang mất khoảng 60 triệu đồng, nên vụ khoai năm nay anh lỗ khoảng 20 triệu đồng. Đã vậy, thương lái thu mua còn ép nông dân khi đưa ra tiêu chuẩn khắt khe về kích thước củ khoai, củ to quá hoặc nhỏ quá đều bị loại. “Năm trước, khi đến vụ thu hoạch, thương lái ra tận ruộng thu mua, nhưng nay người dân phải chở ra tận đại lý họ mới mua. Giờ phải tranh thủ thu hoạch cho xong để làm đất trồng lúa lại, chứ cho tiền cũng không dám trồng khoai lang nữa”- anh Tiến cho biết.
Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Krông Ana, vụ đông-xuân 2014 - 2015, người dân trồng 347 ha khoai lang và mới thu hoạch được khoảng 95 ha. Diện tích khoai lang tập trung ở các xã Dur Kmăl (200 ha), Bình Hòa (120 ha), thị trấn Buôn Trấp (20 ha)…
Trong khi đó, theo ông Đặng Văn Lân, Phó trưởng phòng NN-PTNT, cây khoai lang mới được người dân đưa về trồng ở địa phương 2 năm nay, xác định đây là cây trồng mới ẩn chứa nhiều rủi ro nên vụ đông xuân này huyện chỉ có kế hoạch trồng 20 ha trên địa bàn 5 xã, tuy nhiên, do thấy khoai lang lợi nhuận cao nên người dân đã phớt lờ khuyến cáo, đổ xô mở rộng diện tích, tự ý chuyển đổi đất trồng lúa, ngô sang trồng khoai. Đây chính là hậu quả của việc chuyển đổi cây trồng không theo quy hoạch, định hướng.
Có thể bạn quan tâm

Huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) vừa chuyển giao giống chuối mốc cấy mô cho các hộ dân trồng thí điểm nhằm hướng đến thay đổi giống chuối mốc thoái hóa, năng suất thấp.

Thành công của mô hình đầu tiên phủ bạt cho sầu riêng ở Lâm Đồng của gia đình ông Lê Văn Hải ở xã Đạ Ploa, huyện Đạ Huoai đã mở ra triển vọng có thể khiến sầu riêng cho thu hoạch trái vụ là một cách làm hay, đáng học hỏi.

Khi mới nghe câu chuyện về ông Võ Văn Sơn, thôn Sơn Hải, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) thu 30 tỷ đồng mỗi năm, tôi cứ ngỡ chắc đấy là tổng thu, còn lãi có khi một vài tỷ, thậm chí mấy trăm triệu đồng là cùng.

Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), vốn ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay tại các dự án phát triển sản xuất ở xã Minh Quang, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã góp phần giúp bổ sung 3 cái thiếu của ND ở đây, là thiếu vốn, kiến thức và thị trường tiêu thụ.

Đất nông nghiệp có tác động rất lớn đến đời sống của nông dân. Việc bảo vệ và phát triển đất nông nghiệp nói chung, đất trồng lúa nói chung không những đảm bảo an ninh lương thực mà còn góp phần to lớn đảm bảo an sinh xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu…