Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Nên Thu Hoạch Ồ Ạt Để Giữ Giá Tôm

Không Nên Thu Hoạch Ồ Ạt Để Giữ Giá Tôm
Ngày đăng: 24/04/2014

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hoạch tôm đồng loạt trong dân là do thiếu thông tin về thị trường.

Trong khi đó, những tháng đầu năm, tôm thẻ chân trắng loại này có giá trên 130.000 đồng/kg.

Ngành chức năng cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thu hoạch tôm đồng loạt trong dân là do thiếu thông tin về thị trường. Từ khi có thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) công bố mức thuế suất sơ bộ trong đợt xem xét hành chính lần thứ 8 thuế chống bán phá giá (POR8) đối với tôm nhập khẩu, trong đó có tôm từ Việt Nam, đã khiến cho người nuôi hoang mang. Cụ thể, tại Cà Mau những ngày gần đây, hộ nuôi đồng loạt thu hoạch tôm và chấp nhận thua lỗ.

Theo khuyến cáo của Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau (CASEP), khi thu hoạch ai cũng tìm doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu có thực lực và thanh toán tiền mặt để bán tôm, việc đó đã làm cho những doanh nghiệp này thừa nguyên liệu. Trong khi các doanh nghiệp khác thì không có tôm nguyên liệu để chế biến vì thiếu tiền.

Điều này đã tạo ra sự thừa ảo tôm nguyên liệu trên thị trường khiến giá tôm giảm mạnh. Vì vậy, người dân không nên thu hoạch ồ ạt ở thời điểm này để tránh tình trạng bị thương lái ép giá.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn Quảng Ninh Xây Dựng Thương Hiệu Nông Sản Tu Hài Vân Đồn

Theo ông Đinh Trung Kiên, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), nghề nuôi trồng tu hài đã phát triển nhiều năm nay ở địa phương. Đến nay, Vân Đồn đã có khoảng 100 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp nuôi tu hài, thu hút một lượng lớn lao động và mang lại thu nhập khá cao cho ngư dân trong vùng.

26/06/2014
Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế Đưa Nông Sản Việt Vào Hệ Thống Bán Lẻ Quốc Tế

Hiện cả nước có 6.000 cơ sở chế biến có công nghệ thiết bị tương đối hiện đại, trong đó, hơn 2.000 cơ sở chế biến nông sản, 570 cơ sở chế biến thủy sản và 3.000 cơ sở chế biến gỗ. Một số ngành đã đáp ứng được yêu cầu chất lượng đối với các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản…, điển hình như thủy sản, nhân hạt điều, hồ tiêu, đồ gỗ...

27/11/2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Theo Hướng Nâng Cao Giá Trị Gia Tăng Và Phát Triển Bền Vững

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, với 626.757 ha, trong đó có 567.000 ha rừng và gần 60.000 ha đất chưa có rừng. Đây là tiềm năng lớn để tạo bước đột phá cơ bản cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên tiềm năng này chưa được khơi dậy một cách hiệu quả, bền vững.

27/11/2014
Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh) Cây Mía Bắt Đầu Phát Triển Trên Đất Trảng Bàng (Tây Ninh)

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế của ngành chức năng thì hiệu quả kinh tế của cây mía chưa cao, nhất là những diện tích mía tơ (năm đầu) lợi nhuận thấp (chỉ khoảng 3 triệu đồng/ha). Cũng do những vùng đất này trước bị bỏ hoang, nên dinh dưỡng trong đất kém, do đó phải chờ đến năm thứ 2, thứ 3 (mía gốc), nông dân mới có lợi nhuận từ 15 đến 20 triệu đồng/ha/năm.

26/06/2014
Trồng Tiêu Trên Đất Khó Trồng Tiêu Trên Đất Khó

Những vườn tiêu xanh tốt bời bời trên vùng đất Kông Chro (Gia Lai) là hình ảnh rất hiếm gặp. Tuy nhiên, đi qua 2 xã Yang Trung và Chơ Long, chứng kiến nhiều vườn tiêu cả ngàn trụ, năng suất không thua kém “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh dễ khiến người ta tò mò...

26/06/2014