Không nên thỏa mãn với thành tích đã đạt được

Báo cáo tại lễ công bố sáng nay, ông Lê Tự Đợi – Chủ tịch UBND xã Điện Thắng Trung cho biết, là xã mới được bổ sung xã phấn đấu đạt chuẩn NTM vào tháng 4.2015 vừa rồi.
Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, đến nay xã Điện Thắng Trung đã đạt chuẩn NTM.
Ông Trương Công Trân – Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, thành viên Ban chỉ đạo tỉnh Quảng Nam phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
Theo báo cáo kết quả 5 năm triển khai chương trình quốc gia xây dựng NTM, xã Điên Thắng Trung đã đầu tư trên 90 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng, nhờ đó hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng khang trang và đạt chuẩn đã đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân.
Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt gần 27 triệu đồng/người/năm, tăng gần 10 triệu so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,85%, giảm 7,14% so với năm 2010…
Ông Nguyễn Hữu Anh (trú thôn Thanh Quýt 1 – Điện Thắng Trung) – Đại diện cho hàng ngàn người dân của xã cho biết, nhân dân chúng tôi nhận thức rằng, xây dựng NTM ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước thì nội lực của bà con nhân dân là hết sức quan trọng, vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện NTM, ngoài việc đóng góp tiền của, nhân dân còn hiến đất, tham gia 1.000 ngày công để làm đường giao thông, xây dựng các công trình công cộng trên địa bàn... Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn cùng hơn 500 đại biểu về tham dự tại buổi lễ sáng nay.
Thừa ủy nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trương Công Trân đã trao bằng công nhận xã đạt NTM và cờ thi đua cho xã Điện Thắng Trung.
Ông Trân cho biết thêm, Điện Thắng Trung đạt chuẩn NTM như hôm nay là kết quả bước đầu, do vậy, không được chủ quan, thỏa mãn với những thành tích đã đạt được mà cần phải hiểu rỏ hơn nữa về bản chất, mục đích và ý nghĩa của Chương trình xây dựng NTM và xem đây là quá trình lâu dài và không ngừng phát triển bền vững.
Cũng tại buổi lễ, thừa ủy nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Trương Công Trân đã trao bằng công nhận xã đạt NTM và cờ thi đua cho xã Điện Thắng Trung.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến nay, nông dân Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã thả nuôi được hơn 2.100ha cá ruộng thay cho vụ lúa Thu đông, tăng 500ha so với năm 2012, tập trung ở những vùng trũng như: xã Hòa An, Hiệp Hưng, Hòa Mỹ, Phương Bình, Phương Phú… Ngoài việc nuôi cá, nhiều nông dân còn trồng ấu hoặc sen để tăng thu nhập.

Người nuôi và nhà sản xuất tôm ở ĐBSCL đã có sự bất bình trước thông tin Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức công bố phán quyết cuối trong vụ điều tra vụ kiện chống trợ cấp đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam. Đây là một sự áp đặt bất công với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam, đồng thời cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của hàng ngàn hộ nông dân sản xuất tôm.

Ngày 17/8, hơn 110 đại biểu đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT Cà Mau, các chi cục trực thuộc, Phân viện Nuôi trồng thuỷ sản 2, phòng nông nghiệp các huyện, 9 hợp tác xã nuôi tôm và những hộ nuôi tôm điển hình trên địa bàn tỉnh Cà Mau dự Hội thảo “Kết nối doanh nghiệp với người nuôi tôm” do Sở NN&PTNT phối hợp với tổ chức Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) thực hiện.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Huyện Tuy An (Phú Yên) là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh, trong đó 71,5% là bò lai. Chăn nuôi bò đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân.