Không nên sạ lúa gửi trong mía

Huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) là hai địa phương có số hộ dân canh tác một vụ mía và một vụ lúa khá nhiều. Thông thường, sau khi thu hoạch mía xong, bà con tranh thủ sạ thêm một vụ lúa liếp nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, để kịp mùa vụ, thời gian gần đây, nhiều nông dân đã sạ lúa trước khi thu hoạch mía (sạ gửi), sau 7 - 10 ngày thì tiến hành đốn mía. Theo Bộ phận khuyến nông Casuco, thì bà con không nên canh tác mía - lúa như hình thức trên. Bởi, khi lúa đã sạ thì sau 7 - 10 ngày bà con bắt buộc phải đốn mía, nếu kéo dài thời gian thì khi thu hoạch mía, lúa dễ chết do bị giẫm đạp.
Chính việc đồng loạt muốn bán mía cùng một lúc vì đã lỡ sạ lúa vào trong liếp mía nên dễ dẫn đến tình trạng thương lái ép giá, mía thu hoạch không đủ tuổi sẽ kéo theo chữ đường thấp, năng suất không cao...
Có thể bạn quan tâm

Đồng bào dân tộc quanh xã A Ngo, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên thấy trồng chuối có bón phân, bao buồng, toàn bộ ruộng chuối trổ hoa cùng một lúc.

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững.

Với quyết tâm làm giàu cùng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, bác Vũ Văn Sai thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xây dựng.

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.

Với hơn 400ha diện tích ven sông Cửa Lấp, những năm gần đây, huyện Long Điền đã dành nhiều nguồn lực phát triển ngành nuôi trồng thủy sản.