Không nên sạ lúa gửi trong mía

Huyện Phụng Hiệp và thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) là hai địa phương có số hộ dân canh tác một vụ mía và một vụ lúa khá nhiều. Thông thường, sau khi thu hoạch mía xong, bà con tranh thủ sạ thêm một vụ lúa liếp nhằm kiếm thêm nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, để kịp mùa vụ, thời gian gần đây, nhiều nông dân đã sạ lúa trước khi thu hoạch mía (sạ gửi), sau 7 - 10 ngày thì tiến hành đốn mía. Theo Bộ phận khuyến nông Casuco, thì bà con không nên canh tác mía - lúa như hình thức trên. Bởi, khi lúa đã sạ thì sau 7 - 10 ngày bà con bắt buộc phải đốn mía, nếu kéo dài thời gian thì khi thu hoạch mía, lúa dễ chết do bị giẫm đạp.
Chính việc đồng loạt muốn bán mía cùng một lúc vì đã lỡ sạ lúa vào trong liếp mía nên dễ dẫn đến tình trạng thương lái ép giá, mía thu hoạch không đủ tuổi sẽ kéo theo chữ đường thấp, năng suất không cao...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 16.12, tại UBND huyện Đông Anh, Sở NNPTNT Hà Nội phối hợp Trung tâm khuyến nông tổ chức Hội thảo “Nhịp cầu nhà nông” 2013.

Dọc trên tuyến lộ liên ấp từ ấp Giồng Chi (ấp 5) về trung tâm xã An Hiệp, nhiều ao tôm biển được đầu tư theo dạng nuôi công nghiệp nằm xen trong vườn dừa, ruộng lúa. Mấy chiếc quạt nước được thu gom về một chỗ, chứng tỏ vụ thu hoạch tôm biển vừa xong.

Trong năm 2013, ngành hàng tôm đã chớp thời cơ, dồn lực trên cả ba mặt trận: Thị trường, thương mại và xuất khẩu, tạo đột phát về xuất khẩu với kỳ vọng cán mốc 3 tỷ USD. Nhiều dấu mốc về tôm được nhắc đến như một hiện tượng chưa từng có của ngành hàng này.

Từ nay, các hộ nuôi cá tra ở ĐBSCL sẽ được bảo vệ quyền lợi khi bán cá cho doanh nghiệp bằng hợp đồng do Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam soạn thảo

Tổng cục Thuỷ sản vừa ban hành Công văn 3442/TCTS-NTTS về thực hiện khung lịch thời vụ thả giống tôm nước lợ năm 2014, nhằm hạn chế thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.