Không Nên Mở Rộng Diện Tích Thanh Long

Ngày 15/3, tại Hội nghị sản xuất và tiêu thụ lúa, gạo đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng Chính phủ đề cập 2 vấn đề: Tạm trữ 1 triệu tấn gạo và gấp rút giảm diện tích lúa năng suất thấp, trồng các loại cây khác có thị trường. Với người Bình Thuận, những người từ lâu mang suy nghĩ: Chỉ cần vài lần trúng thanh long, cơ hội đổi đời sẽ tới, thì tin trên là tin vui vì họ có thể mở rộng diện tích, làm giàu từ giống cây có tên “rồng xanh” này.
Nó góp phần lý giải vì sao từ đầu năm 2013, khi tỉnh thực hiện Nghị định 42/2012/ND-CP về bảo vệ đất lúa, người dân các nơi vẫn lén chuyển đất lúa sang thanh long. Song trong tình hình hiện nay, khi mà 35 tỉnh, thành trong nước trồng thanh long và ở Trung Quốc, chỉ riêng diện tích thanh long của Quảng Đông và Quảng Tây thôi đã khoảng 20.000 ha, tương đương với diện tích thanh long Bình Thuận thì chuyện mở rộng diện tích thanh long là đáng quan ngại.
Thế nhưng, do tâm lý và do nhiều người đang tự “ru ngủ” mình: “Thanh long các nước không bằng thanh long Việt Nam và trong thanh long Việt Nam, không đâu bằng thanh long Bình Thuận”, nên có thể họ sẽ không ngại ngần gì trong chuyện mở rộng diện tích.
Thực tế, các nước châu Á đã đạt được nhiều thành tựu trong kỹ thuật thâm canh thanh long. Bằng chứng, mới đây cán bộ của Viện Cây ăn quả miền Nam khi sang Đài Loan làm việc, đã bất ngờ trước cảnh cây thanh long của xứ sở này ra hoa, cho trái ngay trong mùa lạnh.
Các chuyên gia khẳng định: Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ biết kỹ thuật trên. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ thanh long chính của Bình Thuận, nhưng thị trường này đang có nguy cơ dội hàng hoặc lượng tiêu thụ sẽ thấp lại trong một số năm tới vì nước này đang phát triển mạnh thanh long. Lúc này, nông dân Bình Thuận cần tỉnh táo, chớ thấy cho giảm diện tích đất lúa mà trồng thanh long một cách ồ ạt.
Có thể bạn quan tâm

Lâu mới có dịp trở lại Yến Mao, một vùng quê miền núi thuộc diện nghèo của huyện Thanh Thủy, thấy cảnh sắc có nhiều đổi thay, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Được hỏi về nguyên nhân những thay đổi này, đồng chí Phạm Ngọc Vân, Bí thư Đảng ủy xã đánh giá: Có được sự thay da đổi thịt như Yến Mao hôm nay, trước hết nhờ tác động từ chính sách đầu tư của Nhà nước, nhất là nguồn vốn của chương trình 135, rồi vốn đầu tư hạ tầng vùng chậm lũ; cộng với đó là sự đồng tâm hiệp lực, cố gắng của lãnh đạo, bà con nhân dân.

Mang quyết tâm đổi đời lên quê hương mới, vợ chồng trẻ dựng tạm căn lều nhỏ, ngày đêm chịu khó khai hoang đất đồi trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. “Ngày đó vùng này hoang vu lắm, có đêm nằm ngủ trong lều, thú dữ cứ gầm rú bên ngoài sợ đến kinh hoàng. Bữa ăn thì chỉ toàn rau rừng, lâu lâu đi chặt bó củi về miền xuôi bán mới mua được miếng thịt cải thiện bữa ăn”– anh Tánh nhớ lại tháng ngày cơ cực.

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị triển khai tốt công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Phong trào trồng rừng đã tạo ra sức sống mới cho nhiều vùng đất trống, đồi núi trọc, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Cùng với trồng rừng mới, công tác quản lý, bảo vệ rừng cũng được huyện quan tâm thực hiện. Từ đầu năm đến nay trên địa bàn toàn huyện không để xảy ra vụ cháy rừng nào nghiêm trọng nào. UBND huyện cũng đã cấp 12 giấy phép khai thác rừng với tổng khối lượng gần 680m3 gỗ các loại.

Mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand quy mô nông hộ có nhiều ưu điểm như: tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương; ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém, phù hợp với quy mô chăn nuôi của đại đa số nông hộ.