Không Nên Chạy Theo Diện Tích Cao Su

Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả.
Chiều qua 10/7, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Tây Ninh để nắm tình hình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển cây cao su và các vấn đề liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, nông dân...
Theo UBND tỉnh, hiện nay giá cao su và một số mặt hàng nông sản khác giảm mạnh so với các năm trước, nên người dân có xu hướng thanh lý vườn cây, chặt bỏ cây cao su non trên đất trồng để chuyển sang cây trồng khác.
Trong 6 tháng đầu năm 2014, diện tích cây cao su toàn tỉnh bị thanh lý và chặt bỏ là 1.749 ha. Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: "Ngành cao su không nên chạy theo diện tích mà nên đi vào hướng thâm canh, tăng năng suất, tăng hiệu quả. Đặc biệt là tìm cách chế biến, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và hướng tới xuất khẩu".
Có thể bạn quan tâm

Bà Lê Thị Thanh Hương – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân nông thôn (T.Ư Hội Nông dân Việt Nam) cho biết như vậy tại buổi họp báo ngày 19.10 về Festival Nông nghiệp 2015. Theo bà Hương: Hiện tại, hệ thống kho chứa bảo quản lúa, gạo đã có khối lượng lớn.

Xã Bình Giang từng là địa phương nghèo nhất nhì của vùng cát trắng Thăng Bình (Quảng Nam). Sau 5 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), Bình Giang đã ra khỏi danh sách xã nghèo với những bước chuyển mình ngoạn mục.

Từ một người phụ nữ không biết chữ, chị Trần Thị Bé, ở thôn Vân Cẩm, xã Đông Lỗ (Hiệp Hòa, Bắc Giang) đã trở thành một nữ “đại gia” với việc sở hữu tới trên 1.000 con lợn.

Mất đất, mất kế sinh nhai, thế nhưng nhờ được hỗ trợ học nghề, người dân phường Phú Lương (Hà Đông, Hà Nội) vẫn tìm được việc làm với thu nhập khá.

Ông Kim Văn Tiêu – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, nuôi tôm theo VietGAP đảm bảo tiêu chí “4 an” là an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, an toàn môi trường và an sinh xã hội.