Không đủ măng cụt bán, nhà vườn tiếc nuối
Vào tháng 3 năm nay, măng cụt trái vụ được thương lái thu mua tại vườn khoảng 75.000 đồng/kg, giá bán ngoài chợ là 100.000 đồng/kg.
Từ đầu tháng 6 đến nay, măng cụt ở miền Tây đang bước vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, giá không còn cao ngất ngưỡng như hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Cụ thể, giá bán măng cụt cho thương lái dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, còn giá bán ngoài thị trường từ 45.000 - 55.000 đồng/kg.
Ông Võ Văn Quang, một nhà vườn trồng măng cụt ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết: “Mỗi cây măng cụt trên 20 năm tuổi sẽ cho khoảng 70 kg trái. Với giá bán hiện tại, một số nhà vườn thắng lớn sau 2 năm mất mùa, rớt giá”.
Riêng gia đình ông, do 2 vụ trước măng cụt rớt giá (chỉ khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg) nên ông đã đốn hạ gần 200 gốc để trồng chanh không hạt với mong thu được lãi cao. Vì thế, vườn măng cụt của ông hiện tại chỉ còn hơn 150 gốc, lượng thu hoạch giảm đáng kể.
Giá măng cụt tăng cao nhưng không đủ hàng để bán khiến nhiều nhà vườn tiếc hùi hụi
Tương tự, anh Thuận, một nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng tỏ ra tiếc hùi hụi khi đốn hạ gần 90 gốc măng cụt trên 15 năm tuổi của mình để trồng mít giống Thái Lan. “Thấy mấy hộ bên cạnh bán măng cụt có giá tui giận mình vô cùng. Phải chi cố chờ thêm vụ nữa thì vụ măng cụt năm nay nhà tui thắng to” - anh Thuận tỏ ra tiếc nuối.
Có thể bạn quan tâm

Sau nhiều lần thất bại dẫn đến trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản, bà Phạm Thị Thu Cúc đã trải qua nhiều nghề cũng như bao thăng trầm trong cuộc sống, cuối cùng khi đến thôn Đạ Nghịt, xã Lát, huyện Lạc Dương bà đã tìm cho mình hướng đi riêng, đó là trồng rau thơm Tây, hiện mỗi năm bà thu về hơn 1 tỷ đồng.

Miệt mài đưa nông sản của nhà nông qua chế biến “made-in Quảng Ngãi” đi đến nhiều nước, những doanh nghiệp xuất khẩu của tỉnh không ngừng đầu tư để nâng cao chuỗi giá trị của hàng nông sản. Đây là những doanh nghiệp xuất khẩu uy tín, vừa được Bộ Công thương bình chọn.

Lê Trà Lĩnh được các cơ quan chức năng của tỉnh đánh giá có hàm lượng đường dinh dưỡng cao nhất so với các giống lê trong tỉnh. Cây lê được nhân dân huyện Trà Lĩnh trồng từ rất lâu đời, nhưng trải qua thời gian, cây lê gần như bị mai một, chỉ còn rải rác ở một số ít địa phương trong huyện.

Xã Vũ Hòa (Kiến Xương) triển khai xây dựng mô hình cánh đồng mẫu từ vụ xuân năm 2012 với tổng diện tích 50 ha. Sau 2 năm thực hiện, cánh đồng mẫu ở Vũ Hòa đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.

Nhận thấy, vào mùa lũ các loại rau, củ, quả thường có giá khá cao nên những năm gần đây, khi bắt đầu vụ tôm càng xanh mùa lũ, hàng trăm hộ dân ở huyện Lấp Vò đã tận dụng diện tích đất bờ bao nuôi tôm, để trồng các loại rau màu ngắn ngày như bầu, bí đỏ, khổ qua, dưa hấu, đậu bắp, cà tím...