Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không đủ măng cụt bán, nhà vườn tiếc nuối

Không đủ măng cụt bán, nhà vườn tiếc nuối
Ngày đăng: 18/06/2015

Vào tháng 3 năm nay, măng cụt trái vụ được thương lái thu mua tại vườn khoảng 75.000 đồng/kg, giá bán ngoài chợ là 100.000 đồng/kg.

Từ đầu tháng 6 đến nay, măng cụt ở miền Tây đang bước vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, giá không còn cao ngất ngưỡng như hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Cụ thể, giá bán măng cụt cho thương lái dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, còn giá bán ngoài thị trường từ 45.000 - 55.000 đồng/kg.

Ông Võ Văn Quang, một nhà vườn trồng măng cụt ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết: “Mỗi cây măng cụt trên 20 năm tuổi sẽ cho khoảng 70 kg trái. Với giá bán hiện tại, một số nhà vườn thắng lớn sau 2 năm mất mùa, rớt giá”.

Riêng gia đình ông, do 2 vụ trước măng cụt rớt giá (chỉ khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg) nên ông đã đốn hạ gần 200 gốc để trồng chanh không hạt với mong thu được lãi cao. Vì thế, vườn măng cụt của ông hiện tại chỉ còn hơn 150 gốc, lượng thu hoạch giảm đáng kể.

Giá măng cụt tăng cao nhưng không đủ hàng để bán khiến nhiều nhà vườn tiếc hùi hụi

Tương tự, anh Thuận, một nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng tỏ ra tiếc hùi hụi khi đốn hạ gần 90 gốc măng cụt trên 15 năm tuổi của mình để trồng mít giống Thái Lan. “Thấy mấy hộ bên cạnh bán măng cụt có giá tui giận mình vô cùng. Phải chi cố chờ thêm vụ nữa thì vụ măng cụt năm nay nhà tui thắng to” - anh Thuận tỏ ra tiếc nuối.


Có thể bạn quan tâm

Chủ Tịch Him Lam Bớt Đánh Golf Để Trồng Cây Mắc Ca Chủ Tịch Him Lam Bớt Đánh Golf Để Trồng Cây Mắc Ca

Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.

09/02/2015
Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm Ruốc Xuất Hiện Dày, Ngư Dân Trúng Đậm

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

09/02/2015
Huyện Tuy An (Phú Yên) Thực Hiện 2 Mô Hình Thủy Sản An Toàn Sinh Học Huyện Tuy An (Phú Yên) Thực Hiện 2 Mô Hình Thủy Sản An Toàn Sinh Học

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

09/02/2015
Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang) Xây Dựng Thương Hiệu Mật Ong Rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.

09/02/2015
Nuôi Dê Trên Núi Hòn Hèo Nuôi Dê Trên Núi Hòn Hèo

Anh Trần Văn Vương - Phó Trưởng Công an xã Ninh Vân kể cho tôi nghe câu chuyện khá lý thú về dê hoang trên núi Hòn Hèo. Thấy tôi hăng hái muốn lên núi tìm dê hoang, anh đã tình nguyện đi cùng. Sau cơn mưa đêm cuối năm, con đường lên đỉnh Hòn Hèo vốn đã gập ghềnh lại càng trở nên khó đi. Tôi và anh Vương gửi xe ở một chòi canh rẫy ngay bìa rừng để ngược lên khu vực thùng Ba Dao (Hòn Hèo) tìm bầy dê hoang.

09/02/2015