Không đủ măng cụt bán, nhà vườn tiếc nuối
Vào tháng 3 năm nay, măng cụt trái vụ được thương lái thu mua tại vườn khoảng 75.000 đồng/kg, giá bán ngoài chợ là 100.000 đồng/kg.
Từ đầu tháng 6 đến nay, măng cụt ở miền Tây đang bước vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, giá không còn cao ngất ngưỡng như hồi đầu năm nhưng vẫn ở mức chấp nhận được. Cụ thể, giá bán măng cụt cho thương lái dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg, còn giá bán ngoài thị trường từ 45.000 - 55.000 đồng/kg.
Ông Võ Văn Quang, một nhà vườn trồng măng cụt ở huyện Kế Sách (Sóc Trăng), cho biết: “Mỗi cây măng cụt trên 20 năm tuổi sẽ cho khoảng 70 kg trái. Với giá bán hiện tại, một số nhà vườn thắng lớn sau 2 năm mất mùa, rớt giá”.
Riêng gia đình ông, do 2 vụ trước măng cụt rớt giá (chỉ khoảng 12.000 - 15.000 đồng/kg) nên ông đã đốn hạ gần 200 gốc để trồng chanh không hạt với mong thu được lãi cao. Vì thế, vườn măng cụt của ông hiện tại chỉ còn hơn 150 gốc, lượng thu hoạch giảm đáng kể.
Giá măng cụt tăng cao nhưng không đủ hàng để bán khiến nhiều nhà vườn tiếc hùi hụi
Tương tự, anh Thuận, một nhà vườn ở huyện Châu Thành (Hậu Giang) cũng tỏ ra tiếc hùi hụi khi đốn hạ gần 90 gốc măng cụt trên 15 năm tuổi của mình để trồng mít giống Thái Lan. “Thấy mấy hộ bên cạnh bán măng cụt có giá tui giận mình vô cùng. Phải chi cố chờ thêm vụ nữa thì vụ măng cụt năm nay nhà tui thắng to” - anh Thuận tỏ ra tiếc nuối.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội nghị, tiến sỹ Phan Huy Thông, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia khẳng định: Nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi nhuyễn thể nói riêng đạt hiệu quả kinh tế cao phụ thuộc vào nguồn giống tốt và khoa học kỹ thuật tốt. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của các tỉnh phía Bắc trong nuôi nhuyễn thể là nguồn giống trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu con giống của ngư dân, phần còn lại phải nhập giống chủ yếu từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng con giống.

Hiện giá ca cao tươi bán tại vườn đạt hơn 5.000 đồng/kg, hạt khô có giá 56.000 đồng/kg, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, diện tích cây ca cao cho thu hoạch trong tỉnh hiện khoảng 1.000ha, năng suất bình quân khoảng 10 tấn hạt tươi/ha, tăng 20% so với cùng kỳ.

Mặc dù không phải là nghề chính, thế nhưng mùa ruốc biển (còn gọi là khuyết) năm nay, ngư dân các vùng bãi ngang Lệ Thủy (Quảng Bình) được cả mùa lẫn giá khiến cho nhiều người vô cùng phấn khởi. Khai thác ruốc biển đã mang lại khoản thu nhập không hề nhỏ cho những ngư dân nơi đây.

Ông Nguyễn Văn Hòa bắt đầu nuôi ba ba từ năm 2000. Ban đầu, ông xây ao nuôi thử nghiệm 15 con ba ba giống nhưng do chưa biết cách chăm sóc, phòng bệnh nên ba ba chết dần dần. Học hỏi kinh nghiệm từ mô hình nuôi ba ba ở các tỉnh khác và tự rút kinh nghiệm trong quá trình nuôi, trong vòng 4 năm ông Hòa đã ổn định được tay nghề và bắt đầu kiếm được thu nhập 100 triệu đồng/năm.

Theo Sở NN&PTNT, đến thời điểm này diện tích có tôm thả nuôi trong toàn tỉnh Bạc Liêu là 84.000ha. Trong đó, tôm nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh 6.277ha. Trong tuần qua, nông dân đã thu hoạch 53.436ha tôm nuôi, sản lượng đạt gần 1.500 tấn. Sau khi thu hoạch, nông dân tiếp tục cải tạo ao vuông và thả tôm nuôi hơn 19.200ha. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên đã có 5.408ha tôm nuôi bị thiệt hại.