Không Để Tác Động Tâm Lý Làm Giá Tôm Giảm Mạnh

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), giá tôm nội địa trong tháng 3/2014 có nhiều biến động mà nguyên nhân chính được nhận định là do ảnh hưởng của quyết định sơ bộ thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong giai đoạn từ 1/2/2012 đến 31/1/2013 (POR8).
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh ĐBSCL, giá tôm chân trắng và tôm sú nguyên liệu có chiều hướng giảm sút từ đầu tháng 3, trong đó tôm chân trắng giảm liên tục và rõ rệt hơn. Cụ thể, tại Cà Mau, ngày 3/3/2014, tôm sú 20 con/kg giảm 20.000 đồng/kg, tôm 40 con/kg giảm 15.000 đồng/kg.
Tôm chân trắng cũng giảm từ 9.000- 15.000 đồng/kg tùy cỡ. Đến 27/3/2014, giá tôm chân trắng tiếp tục giảm mạnh hơn nữa với mức giảm từ 16.000 - 26.000 đồng/kg. Diễn biến giá tôm cũng xảy ra tương tự tại Sóc Trăng nhưng mức giảm giá nhẹ hơn so với tại Cà Mau, chỉ từ 2.000 - 7.000 đồng/kg.
Xu hướng giảm giá tôm nguyên liệu đã tác động không nhỏ tới tâm lý người nuôi dẫn tới tình trạng thu hoạch tôm ồ ạt khiến sản lượng vượt quá công suất chế biến của các nhà máy và vượt nhu cầu xuất khẩu của doanh nghiệp, làm áp lực hàng tồn kho tăng cao. Trong khi, thời điểm hiện nay không phải là mùa tiêu thụ của nhiều thị trường lớn trên thế giới nên nhu cầu khách hàng nhập khẩu chỉ ở mức trung bình.
Kết quả sơ bộ POR8 cũng đã phần nào tác động tới tâm lý của các nhà nhập khẩu nước ngoài. Do mức thuế cao bất thường khiến họ thận trọng hơn trong ký kết các đơn hàng với các nhà cung cấp tôm Việt Nam dù đây mới chỉ là kết quả sơ bộ.
Đến thời điểm này, nguồn cung tôm cho thị trường thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục thật sự sau đại dịch EMS trong khi Việt Nam đang là một trong những nước cung cấp tôm quan trọng.
Để tránh thiệt hại do tác động tâm lý không đáng có như thời gian vừa qua, VASEP khuyến cáo, người nuôi tôm nên bình tỉnh, theo dõi tình hình thị trường, hạn chế thu hoạch ồ ạt trong thời điểm hiện nay, nhằm giảm áp lực hàng tồn kho lên các nhà máy chế biến, không tạo ra cơ hội cho khách hàng nước ngoài ép giá làm giảm giá tôm nguyên liệu trong nước.
Đối với các nhà chế biến, giữ giá thu mua tôm nguyên liệu ở mức ổn định hơn sẽ góp phần tạo thêm niềm tin cho người nuôi, tạo sự ổn định lâu dài hơn đối với nguồn cung nguyên liệu trước khi kết quả cuối cùng POR8 được công bố (dự kiến vào tháng 9 tới) và thực sự có tác động.
Có thể bạn quan tâm

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Diện tích trồng cây thanh long đang phát triển với tốc độ nhanh, tự phát, không theo quy hoạch, đã làm phát sinh nhiều bất cập trong tổ chức, quản lý điều hành, chỉ đạo sản xuất, gây nhiều khó khăn trong việc bảo vệ đất trồng lúa và các loại cây trồng đặc sản truyền thống khác. Nếu không có các giải pháp đồng bộ, kiên quyết sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường...

Hiện nay, an toàn vệ sinh thực phẩm đang trở thành vấn đề bức xúc của xã hội. Vì vậy, từ năm 2008 đến nay, Sở NN&PTNT Hà Nội đã hỗ trợ nhiều chương trình xây dựng thực phẩm sạch nhằm phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Nuôi tôm hùm lồng trên biển ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX và phát triển mạnh từ năm 2000 cho đến nay. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó, cần phải có sự quản lý và quy hoạch một cách hợp lý nhằm đưa nghề nuôi có giá trị kinh tế cao này hướng đến sự phát triển một cách bền vững.

Trong những năm qua, ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng của tỉnh Hưng Yên ngày càng phát triển mạnh, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân, đóng góp vào sự phát triển kinh tế địa phương.