Không Để Phụ Thuộc Thị Trường Trung Quốc

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn, liên tiếp hai tháng 5 và 6/2014, sự trao đổi một số loại nông sản hàng hóa giữa hai nước Việt - Trung giảm mạnh, không ổn định.
Bộ NN-PTNT vừa nhận được thông tin, phía Trung Quốc đang muốn tăng cường giám sát hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Thậm chí từ nay đến hết năm, một số cửa khẩu có thể phải đóng cửa một thời gian để họ chấn chỉnh lại các quy định.
Bộ NN-PTNT đã và đang tích cực chỉ đạo rà soát, tái cơ cấu lại thị trường xuất khẩu nông sản để mở cửa thị trường, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, nhất là giảm dần sự phụ thuộc nông sản xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cũng cho hay, hiện đầu ra một số nông sản của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc như lúa gạo và cao su (xuất sang Trung Quốc chiếm 40% tổng số lượng xuất khẩu hai mặt hàng này). Đặc biệt, với một số mặt hàng như thanh long, bột sắn, Trung Quốc chiếm tới 80-90% thị phần xuất khẩu.
Trước vấn đề này, Bộ NN-PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát các thị trường và phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc với các nước để mở cửa thị trường. Nhiều thị trường tiềm năng đang được xúc tiến thương mại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Argentina...
Còn ở trong nước, Bộ NN-PTNT đã làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp để làm rõ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.
Đồng thời chỉ đạo các cơ quan chức năng cố gắng cao nhất để hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh và đẩy mạnh sản xuất. Đối với sản xuất, rà soát và thông tin cho các địa phương, nhân dân về tình hình thị trường thị trường để có sự điều chỉnh phù hợp quy mô sản xuất.
Không có chuyện "đi đêm" trong XK gạo sang Philippines
Xung quanh thông tin Vinafood 2 “đi đêm” với một số quan chức của Philippine để thắng thầu bán hơn 800.000 tấn gạo, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ chưa nhận được phản hồi hay thông tin chính thức về sự việc trên từ Philippines.
Tuy nhiên, ngay khi xuất hiện thông tin trên phương tiện truyền thông, ông đã có cuộc gặp trực tiếp với ông Huỳnh Thế Năng - Tổng giám đốc Vinafood 2 và bà Trần Thị Thanh Tâm - Tổng giám đốc Vinafood 1, cũng là hai người trực tiếp sang Philippines dự phiên đấu thấu để làm rõ vụ việc. Tại buổi làm việc, hai vị Tổng giám đốc khẳng định không có chuyện “đi đêm”, không có chuyện hối lộ quan chức Philippines".
Có thể bạn quan tâm

Để thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Hóc Môn (TPHCM) chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả thấp sang hiệu quả cao, UBND huyện Hóc Môn đã thực hiện chương trình chuyển đổi từ đất trồng lúa năng suất thấp sang trồng rau có giá trị cao, cung cấp sản phẩm rau an toàn cho thị trường thành phố.

Tỉnh An Giang thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu do Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đầu tư liên kết, hợp tác với nông dân trồng rau màu trong tỉnh, đã góp phần nâng giá trị sản xuất, khai thác đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, và tạo được nguồn hàng phong phú phục vụ cho xuất khẩu.

Điểm mới nhất của chương trình sản xuất hàng hóa chất lượng cao (CLC) năm 2015 là việc TP Hà Nội chuyển giao về các huyện triển khai. Hiệu quả của chương trình trong 5 năm qua đã trở thành động lực thúc đẩy các địa phương tiếp tục mở rộng diện tích với nhiều giống lúa cho năng suất và chất lượng hơn.

Nhằm tiết kiệm nguồn nước cũng như để duy trì sản xuất trong mùa khô hạn, nhiều nông dân ở thôn Sơn Hải 2 (xã Phước Dinh, Thuận Nam, Ninh Thuận) đã chủ động lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm, nhờ đó nhiều diện tích đất trước đây vào mùa khô thường bỏ hoang hoặc cho năng suất cây trồng thấp, nay đã được đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi 642 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại màu, đến nay huyện Tiểu Cần đã chuyển đổi được 141ha đất giồng cát, đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng 02 vụ màu – 01 vụ lúa, hoặc chuyên sản xuất cây màu, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của nhân dân tại các khu vực này.