Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không còn lo đi cõng nước, buôn làng hết dịch bệnh

Không còn lo đi cõng nước, buôn làng hết dịch bệnh
Ngày đăng: 10/10/2015

Không còn lo đi cõng nước

Khác với mấy năm trước, hiện gia đình chị Ma Khoan ở buôn Ka Đô Mới 1, xã Ka Đô, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) không còn phải lo lắng về nguồn nước sinh hoạt và công trình vệ sinh môi trường…

Mở nhẹ van, vòi nước trắng xóa đổ ào ào ra chậu, chị Ma Khoan phấn khởi cho biết:

Chỉ cách đây mấy năm, nước sạch phục vụ sinh hoạt vào mùa khô là một thứ xa xỉ.

Gia đình chị cũng như gần 100 hộ trong buôn phải đi gánh nước ở một con suối cách nhà tới hơn nửa cây số.

Năm nào mùa khô hạn hán kéo dài, việc đi cả cây số để gùi từng thùng nước về dùng là chuyện cực nhọc.

Bởi vậy khi hay tin Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho vay vốn ưu đãi để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh, gia đình chị đề đạt nhu cầu và được vay 8 triệu đồng.

Với số tiền trên, hơn một nửa chị Khoan dành để đào giếng, phần còn lại xây nhà vệ sinh, nhà tắm… Khi được hỏi trước đây khi chưa có nhà vệ sinh thì sinh hoạt ra sao, Ma Khoan tủm tỉm cười thẹn thùng:

“Thì cứ ra vườn thôi, ban ngày thì chạy lên đồi… Bây giờ nghĩ lại thấy mất vệ sinh quá!”.

 

Cán bộ Ngân hàng CSXH Lâm Đồng xác minh công trình nước sạch và vệ sinh của hộ chị Ma Khoan (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương).

Cũng ở xã Ka Đô, gia đình chị Ma Hiên cũng vừa được Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho vay 16 triệu đồng để xây dựng 2 công trình nước sạch và vệ sinh. Ma Hiên chia sẻ:

“Trước đây gia đình mình cũng ít khi quan tâm đến vấn đề nước sạch vì theo tập quán, nước sinh hoạt bà con vẫn được lấy từ cái hồ trước nhà.

Dù gia đình mình có tới 6 người nhưng không có nhà vệ sinh, việc đi đại tiện bừa bãi gặp đâu hay đó”…

Cách đây ít tháng, cả nhà chị Hiên bị đau bụng đi ngoài, cán bộ y tế xác định nguồn nước gia đình sử dụng chính là thủ phạm.

Lúc ấy chị mới hiểu việc đi đại tiện bừa bãi không những ô nhiễm môi trường mà còn phát sinh mầm bệnh.

Chính vì vậy, chị đã quyết định vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH để xây dựng công trình nước sạch và nhà vệ sinh.

Tạo điều kiện tối đa cho người dân

"Từ nguồn vốn chính sách tín dụng này, tỷ lệ hộ dân ở nông thôn của Lâm Đồng được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh  hiện đã tăng lên 81,2%; tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 58,4%...”.
Bà Nguyễn Thị Huệ

Tỉnh Lâm Đồng có trên 1,2 triệu dân nhưng hiện số hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ 4,13% - trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm tới 10,76%. Đối với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS, nước sạch và công trình vệ sinh môi trường là những nhu cầu mang tích cấp bách của đời sống nhưng trong một thời gian dài chưa được quan tâm đúng mức.

Bà Nguyễn Thị Huệ - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Lâm Đồng cho biết, để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, từ năm 2008 đến nay, Ngân hàng CSXH Lâm Đồng đã cho 40.000 lượt hộ dân vay vốn với số tiền gần 350 tỷ đồng để xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.

Đối tượng được thụ hưởng nguồn vốn này là hộ gia đình tại các xã chưa có công trình vệ sinh và nước sạch hợp chuẩn quốc gia.

Mỗi công trình được vay 6 triệu đồng, một gia đình được vay tối đa 12 triệu đồng. Các hộ vay tiền để xây dựng công trình này không phải thế chấp tài sản, thời hạn cho vay tới 60 tháng.

Nhằm tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi nhanh chóng, Ngân hàng CSXH Lâm Đồng đã thành lập 147 điểm giao dịch xã tại 147 xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Hàng tháng chi nhánh đều tổ chức giao dịch tại điểm giao dịch xã theo lịch cố định, kể cả ngày nghỉ…

Bà Nguyễn Thị Huệ cho biết thêm:

“Được sử dụng nước sạch, công trình vệ sinh hợp chuẩn không những đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng dân cư mà còn góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn; hình thành nếp sống văn hóa, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường...”. 


Có thể bạn quan tâm

Trồng Quýt Hồng Trúng Mùa, Lãi Khoảng 200 Triệu Đồng/ha Trồng Quýt Hồng Trúng Mùa, Lãi Khoảng 200 Triệu Đồng/ha

Hiện tại, giá quýt Hồng dao động khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng/kg, với mức giá này nhà vườn trồng quýt hồng ở Lai Vung, Đồng Tháp đã có lãi. Dự đoán nhu cầu quýt chưng tết năm nay sẽ tiếp tục tăng cao nên giá quýt sẽ tiếp tục xu hướng tăng, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người trồng.

16/01/2015
Sản Lượng Táo Đài Loan Tăng Gấp Đôi So Với Năm Trước Sản Lượng Táo Đài Loan Tăng Gấp Đôi So Với Năm Trước

Diện tích táo tập trung tại các xã: Biển Động, Phì Điền, Giáp Sơn, Thanh Hải. Sản lượng ước đạt hơn 800 tấn, tăng gấp đôi so với năm ngoái. Có được kết quả này là do nông dân áp dụng tốt các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thời tiết thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển, cho năng suất cao.

16/01/2015
Hậu Giang Kỳ Vọng Dưa Hấu Tết Hậu Giang Kỳ Vọng Dưa Hấu Tết

Hiện nay, nông dân trồng dưa hấu phục vụ Tết Nguyên đán trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đang ra sức chăm sóc những rẫy dưa với hy vọng có được vụ mùa bội thu. Tuy nhiên, theo nhận định của bà con, thời tiết năm nay không mấy thuận lợi nên có không ít diện tích dưa đã bị bệnh, chi phí đầu tư tăng cao.

16/01/2015
Xã Thành Sơn (Khánh Hòa) Chuẩn Bị Vụ Chuối Tết Xã Thành Sơn (Khánh Hòa) Chuẩn Bị Vụ Chuối Tết

Vì thế, cứ vào khoảng tháng 11 âm lịch hàng năm, bà con nông dân trong xã tập trung chăm sóc cho vụ chuối Tết. Chị Cao Thị Văn (thôn A Pa 1) cho biết: “Nhà tôi có gần 1ha chuối mốc. Hiện tôi chỉ chặt những buồng xấu hoặc quá già để bán, còn những buồng đẹp tôi để dành đến Tết âm lịch bán cho được giá cao hơn. Mỗi năm, gia đình tôi cũng thu được khoản tiền kha khá nhờ bán chuối Tết”.

16/01/2015
Khoảng 1.000 Trái Bưởi Tạo Hình Phục Vụ Tết Khoảng 1.000 Trái Bưởi Tạo Hình Phục Vụ Tết

Hiện nay các thương lái ở TP.HCM đã đặt hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm, với giá bưởi hồ lô thỏi vàng đồng tiền loại I (trọng lượng trên 1,4 kg/trái) là 1,2 triệu đồng/ trái, loại II là 800.000đ/trái, bưởi hồ lô Tài - Lộc loại I là 800.000đ/ trái, loại II là 600.000đ/trái và bưởi hồ lô Phúc - Lộc - Thọ, có giá loại I là 800.000đ/trái, loại II là 500.000đ/trái.

16/01/2015