Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội

Kết quả xét nghiệm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy mẫu gạo được cho là “gạo giả” hoàn toàn là gạo thật. Hàm lượng amilo trong loại gạo này cao khiến gạo nấu lâu thành cơm hơn các loại khác.
Ngày 3/4, có thông tin một người dân tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho rằng đã mua phải gạo nghi là giả với các đặc điểm: Hình dạng to và dài hơn gạo thường, màu trắng đục, có bề ngoài bóng, mùi lạ giống như mùi nhựa và khi nấu không nở như gạo thường mà rời rạc.
Hôm nay (5/4), ông Nguyễn Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết Cục đã nhận được một mẫu gạo được cho là “gạo giả” theo thông tin trên. Cục đã chuyển mẫu gạo này đến Trung tâm kiểm nghiệm của Cục kiểm định.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt so với gạo thông thường (được so sánh với gạo Khang Dân, một loại gạo phổ biến hiện nay).
Theo kết quả kiểm định, cụ thể hàm lượng amelo khoảng 26% (gạo Khang Dân cũng có chỉ số như vậy), protein 6,5 % ( chỉ số này gạo Khang Dân là 6,7%). Khi nghiền xay ở dạng bột, mẫu được cho là “gạo giả” cũng không có sự khác biệt đáng kể, không có mùi lạ.
Ông Quảng cho biết khi nấu cơm bằng gạo này chậm chín hơn so với gạo thường, có thể do hàm lượng amelo cao hơn. Có thể khẳng định đây vẫn là gạo thật.
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trước đây tại TP. Hồ Chí Minh cũng từng xuất hiện thông tin có gạo giả, đến nay là Hà Nội. Ngay khi có thông tin này, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã chỉ đạo các Trung tâm chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc hệ thống vùng của Cục đi lấy mẫu kiểm tra. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa phát hiện được mẫu gạo giả nào.
Ông Hào khằng định: “Nếu phát hiện được gạo giả, chúng tôi sẽ cho tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.

Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.

Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.

Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.

Toàn huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) có trên 450 ha trồng sả, tăng gấp 10 lần so với đầu năm 2013, chủ yếu tập trung tại xã: Phú Thạnh, Phú Đông và Phú Tân. Nhiều bà con nơi đây cho biết, trồng sả mang lại lợi nhuận kinh tế cao gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa và nông dân hiện trồng xen canh 1 vụ sả, 1 vụ lúa. Giá sả thương phẩm hiện tại được các thương lái từ Bình Điền, Thủ Đức, Hóc Môn đến mua với giá 5.500 đồng/kg, lúc cao điểm giá lên tới 7.500 đồng/kg. Sau 3 tháng trồng sả, bà con nơi đây thu lãi gần 10 triệu đồng/1.000 m2 đất.