Không Có Gạo Giả Ở Hà Nội

Kết quả xét nghiệm từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) cho thấy mẫu gạo được cho là “gạo giả” hoàn toàn là gạo thật. Hàm lượng amilo trong loại gạo này cao khiến gạo nấu lâu thành cơm hơn các loại khác.
Ngày 3/4, có thông tin một người dân tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho rằng đã mua phải gạo nghi là giả với các đặc điểm: Hình dạng to và dài hơn gạo thường, màu trắng đục, có bề ngoài bóng, mùi lạ giống như mùi nhựa và khi nấu không nở như gạo thường mà rời rạc.
Hôm nay (5/4), ông Nguyễn Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết Cục đã nhận được một mẫu gạo được cho là “gạo giả” theo thông tin trên. Cục đã chuyển mẫu gạo này đến Trung tâm kiểm nghiệm của Cục kiểm định.
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt so với gạo thông thường (được so sánh với gạo Khang Dân, một loại gạo phổ biến hiện nay).
Theo kết quả kiểm định, cụ thể hàm lượng amelo khoảng 26% (gạo Khang Dân cũng có chỉ số như vậy), protein 6,5 % ( chỉ số này gạo Khang Dân là 6,7%). Khi nghiền xay ở dạng bột, mẫu được cho là “gạo giả” cũng không có sự khác biệt đáng kể, không có mùi lạ.
Ông Quảng cho biết khi nấu cơm bằng gạo này chậm chín hơn so với gạo thường, có thể do hàm lượng amelo cao hơn. Có thể khẳng định đây vẫn là gạo thật.
Ông Phùng Hữu Hào, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT) cho biết, trước đây tại TP. Hồ Chí Minh cũng từng xuất hiện thông tin có gạo giả, đến nay là Hà Nội. Ngay khi có thông tin này, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã chỉ đạo các Trung tâm chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc hệ thống vùng của Cục đi lấy mẫu kiểm tra. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa phát hiện được mẫu gạo giả nào.
Ông Hào khằng định: “Nếu phát hiện được gạo giả, chúng tôi sẽ cho tiến hành truy xuất nguồn gốc và xử lý theo đúng quy định của pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm

5.000 con gà rừng tai đỏ, tai trắng được chăn thả tự nhiên trên diện tích 30ha của Trang trại gà rừng NTC - trang trại chăn nuôi gà rừng thuần chủng lớn nhất Việt Nam.

Ủy ban Dân tộc (UBDT) vừa tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường cán bộ, công chức có thời hạn về các huyện, xã trọng điểm vùng DTTS.

Đó là mục tiêu đặt ra đến năm 2020 trong Chương trình xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông, lâm, thủy sản trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2016 – 2020, do UBND thành phố vừa ban hành.

Dù mục tiêu đặt ra là tới năm 2020 mới hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng tới thời điểm này, nhiều địa phương thuộc thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) đã đạt chuẩn 19 tiêu chí, trong đó xã Điện Hòa là một ví dụ điển hình.

Từ xuất phát điểm chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ, chỉ trong vòng 10 năm Hà Tĩnh đã trở thành tỉnh có quy mô chăn nuôi lợn lớn nhất ở khu vực miền Trung.