Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Có Chuyện Cấp Phép Kiểm Dịch 40 Nghìn Tấn Mật Ong Trong 6 Năm

Không Có Chuyện Cấp Phép Kiểm Dịch 40 Nghìn Tấn Mật Ong Trong 6 Năm
Ngày đăng: 22/10/2014

Việc phản ánh của bà Nguyễn Thị Hằng là không có cơ sở và chỉ dựa vào quy định số lượng 200 kg để suy diễn ra.

* Suy diễn không có căn cứ của Hội Nuôi ong Việt Nam

Tại Diễn đàn doanh nghiệp của Bộ NN-PTNT tổ chức vào ngày 15/10/2014, Hội Nuôi ong Việt Nam đã nêu những bức xúc trong việc kiểm dịch mật ong và ong mật, phải cấp giấy phép kiểm dịch cho 40 nghìn tấn mật ong với thời gian 6 năm và mỗi giấy phép chỉ có thời hạn 1 ngày.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Pháp lệnh Thú y năm 2004: Động vật, sản phẩm động vật khi vận chuyển với số lượng, khối lượng lớn ra khỏi huyện phải được kiểm dịch một lần tại nơi xuất phát.

Căn cứ quy định của Pháp lệnh Thú y, Bộ NN-PTNT đã ban hành Quyết định số 47/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 quy định cụ thể số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện. Tại quyết định này có quy định khi vận chuyển trên 50 đàn ong mật và trên 200 kg mật ong ra khỏi huyện mới phải kiểm dịch.

Quy định này cũng phù hợp để truy xuất nguồn gốc, phát hiện nguy cơ để có biện pháp xử lý dịch bệnh kịp thời và quy định này đã thông báo cho các nước có nhu cầu nhập khẩu sản phẩm mật ong từ VN. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho VN xuất khẩu được sản phẩm mật ong sang các nước.

Chính vì vậy, cuối năm 2012 Ủy ban An toàn thực phẩm châu Âu đã cho phép mật ong của VN xuất vào thị trường này, và các nước khác cũng nhập khẩu mật ong từ VN tăng lên. Kết quả năm 2013, VN đã xuất trên 40 nghìn tấn mật ong sang các nước (gấp đôi so với năm 2012) và 9 tháng đầu năm 2014 đã XK được trên 40 nghìn tấn mật ong sang châu Âu và các nước khác.

Ngay sau khi có thông tin từ Hội Nuôi ong Việt Nam nêu tại hội nghị, ngày 16/10 Cục Thú y đã gửi công văn cho Hội Nuôi ong VN đề nghị cung cấp thông tin cụ thể xem tỉnh nào, trạm kiểm dịch động vật nào cấp phép vận chuyển mật ong chỉ có một ngày, gây phiền hà cho DN để xem xét, phối hợp xử lý theo quy định? Tuy nhiên cho đến nay Cục Thú y vẫn chưa nhận được thông tin phản hồi.

Cũng trong ngày 16/10, Cục Thú y đã gửi công văn cho 63 tỉnh, thành đề nghị báo cáo cụ thể về số lượng đàn ong, mật ong đã thực hiện kiểm dịch vận chuyển trong năm 2014.

Theo báo cáo của các Chi cục Thú y: Đối với việc kiểm dịch vận chuyển ong mật: Trong năm 2014 chỉ có khoảng 12 tỉnh nuôi ong trọng điểm ở vùng Đông Nam bộ và Tây Nguyên thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ong mật từ tỉnh này sang tỉnh khác, với số lượng hơn 400 nghìn đàn ong trên tổng số gần 3 triệu đàn và mỗi lần vận chuyển khoảng 300 đàn ong/lần. Như vậy cơ quan thú y địa phương chỉ cấp khoảng 130 giấy chứng nhận kiểm dịch để vận chuyển ong mật từ tỉnh này sang tỉnh khác;

Đối với việc kiểm dịch vận chuyển mật ong: Duy nhất chỉ có 2 tỉnh (Đăk Lăk và Gia Lai) thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển mật ong với số lượng hơn 6 nghìn tấn mật ong từ đầu năm đến nay, đồng thời chỉ cấp khoảng 600 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển mật ong từ các tỉnh này đến các nhà máy chế biến mật ong ở tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai… để chế biến XK (bình quân khoảng 10 tấn mật ong/lô hàng và chỉ cấp 1 giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển); không phải là cấp giấy phép vận chuyển và chỉ cấp có 200 kg/giấy chứng nhận kiểm dịch, với thời hạn 1 ngày như phát biểu của bà Nguyễn Thị Hằng, Phó Chủ tịch Hội Nuôi ong Việt Nam nêu tại hội nghị.

Còn đối với các tỉnh khác không thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển mật ong, vì các DN cũng không khai báo đăng ký kiểm dịch với các cơ quan thú y địa phương.

Như vậy, việc phản ánh của bà Nguyễn Thị Hằng là không có cơ sở và chỉ dựa vào quy định số lượng 200 kg để suy diễn ra hàng trăm nghìn giấy chứng nhận kiểm dịch phải cấp và thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch phải mất tới 6 năm, trong khi đó từ đầu năm đến nay đã XK sang các nước được trên 40 nghìn tấn mật ong.


Có thể bạn quan tâm

Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm Thận Trọng Khi Trồng Dó Bầu Tạo Trầm

Cách đây gần 10 năm, gia đình ông Nguyễn Minh Thiềm, tiểu khu 6, thị trấn Neo (Yên Dũng) tham gia dự án trồng dó bầu với diện tích 0,6 ha. Đến nay, một số cây được cấy trầm bắt đầu cho thu hoạch. Ông Thiềm nói: “Sản phẩm đạt tiêu chuẩn là sau khi cấy chế phẩm trầm, vết sẹo trên cây dó có hình bầu dục, không bị liền bởi các thớ gỗ. Khi thu hoạch, cưa cây tại điểm cách gốc khoảng 10 cm. Phần còn lại để trau mầm, đỡ công trồng cây mới cho lứa tiếp theo. Công ty TNHH Lâm Viên (Hà Nội) thu mua mức giá 40 nghìn đồng/kg gỗ, với 1,2 tấn cây dó cấy trầm, trừ chi phí gia đình tôi thu lãi khoảng 30 triệu đồng”.

19/01/2015
Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều Đạ Huoai (Lâm Đồng) Trồng Chè Dưới Tán Điều

Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã trồng hơn 493ha chè, tập trung chủ yếu ở các xã phía Bắc. Trong đó, Phước Lộc là xã có diện tích chè trồng dưới tán điều cao nhất (148ha), kế đến là thị trấn Đạ M’ri (113ha) và xã Hà Lâm (90ha). Các xã Đoàn Kết, Đạ P’Loa và Đạ M’ri, mỗi xã có gần 80ha.

19/01/2015
Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả Kinh Tế Từ Cây Khoai Tây Trên Đất Cải Tạo Tái Canh Cà Phê

Hiện nay, đối với những diện tích cà phê già cỗi đang trong giai đoạn nhổ bỏ chuẩn bị tái canh, người sản xuất phải đối mặt với không ít khó khăn trong việc ổn định đời sống vì thiếu hụt nguồn thu nếu không có giải pháp “lấy ngắn nuôi dài”. Vì thế, việc phát triển sản xuất cây khoai tây giống Atlantic trên đất cải tạo tái canh cà phê là một biện pháp hữu hiệu đã và đang triển khai tại TP. Buôn Ma Thuột.

19/01/2015
Thêm Nhiều Loại Hoa Quả Được Xuất Khẩu Thêm Nhiều Loại Hoa Quả Được Xuất Khẩu

Trong hai tuần đầu của tháng 1-2015 đã có 8 lô nhãn xuất khẩu sang Mỹ. Và trong thời gian tới nhiều loại như xoài, thanh long, măng cụt, mận, nho hay các loại hoa như hoa hồng, cẩm chướng sẽ được xuất sang các nước.

19/01/2015
Triệu Phú Trồng Xen Triệu Phú Trồng Xen

Ông Hiếu cho biết: “Năm đầu, do chưa học hỏi kỹ thuật chăm sóc nên sầu riêng bị sâu bệnh nhiều, chết hàng loạt, chỉ còn 100 gốc. Tôi nhận thấy nếu chỉ độc canh sầu riêng hiệu quả sẽ không cao. Vì vậy, tôi đã trồng xen 400 gốc chôm chôm Thái. Sau 3 năm, vườn cây ăn trái hơn 1 ha của tôi phát triển hơn cả mong đợi”.

19/01/2015