Không có chuyện cá tra trở lại danh sách đỏ của WWF

Trước thông tin về việc cá tra Việt Nam vẫn nằm trong danh sách đỏ trong Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản (seafood guide) của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên Thụy Sỹ trên trang web của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF quốc tế), lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo xác minh làm rõ thông tin này.>>Sớm gỡ rào cản để cá tra trở lại thị trường Brazil
Theo WWF Việt Nam, tổ chức này đã liên hệ với WWF Thụy Sỹ để kiểm tra và được trả lời: Trong vòng 3 năm nay cá tra Việt Nam không còn nằm trong danh sách đỏ. Tuy nhiên, WWF Việt Nam có tìm thấy một bản Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản của WWF Thụy Sỹ đã được dịch sang tiếng Anh (dạng PDF) từ năm 2004 được đăng tải trên website của WWF quốc tế.
WWF Việt Nam đã thông báo với WWF quốc tế về sự cố này và đề nghị WWF quốc tế cập nhật lại Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản mới nhất của WWF Thụy Sỹ. WWF quốc tế đã gỡ bỏ bản dịch hướng dẫn cũ này. Như vậy, thông tin về việc WWF Thụy Sỹ đưa cá tra trở lại vào danh sách đỏ là không đúng và do lỗi kỹ thuật từ bộ phận quản lý website của WWF quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Ngoại phụ thuộc, nội không có bất cứ một sự liên kết nào giữa doanh nghiệp và nông dân từ sản xuất đến tiêu thụ, người trồng tự phát, đầy rủi ro, doanh nghiệp làm thuê cho thương lái Trung Quốc... khiến thanh long mãi chẳng “ngọt”!

Từ một loài cây hoang dã, trái chín rụng rơi đầy gốc vào mùa thu mỗi năm, giờ đây quả táo mèo (còn gọi là sơn tra) đang trở thành hàng hóa bán chạy về miền xuôi.

Niên vụ sản xuất muối năm 2015 của diêm dân xã Quảng Phú (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) sắp khép lại.
Theo thống kê của Bộ NN - PTNT, tính đến thời điểm này cả nước có 670.000 ha cà phê, tăng 170.000 ha so với quy hoạch và vượt 70.000 ha so với mục tiêu đặt ra đến năm 2020.
Sau một bữa cơm gia đình anh P. V ăn thì có nhặt được 5 đến 7 viên sạn màu trắng nghi là hạt nhựa. Sau khi rang những hạt gạo trở nên vàng và chuyển sang đen... vì cháy.