Không có chuyện cá tra trở lại danh sách đỏ của WWF

Trước thông tin về việc cá tra Việt Nam vẫn nằm trong danh sách đỏ trong Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản (seafood guide) của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên Thụy Sỹ trên trang web của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên thế giới (WWF quốc tế), lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo xác minh làm rõ thông tin này.>>Sớm gỡ rào cản để cá tra trở lại thị trường Brazil
Theo WWF Việt Nam, tổ chức này đã liên hệ với WWF Thụy Sỹ để kiểm tra và được trả lời: Trong vòng 3 năm nay cá tra Việt Nam không còn nằm trong danh sách đỏ. Tuy nhiên, WWF Việt Nam có tìm thấy một bản Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản của WWF Thụy Sỹ đã được dịch sang tiếng Anh (dạng PDF) từ năm 2004 được đăng tải trên website của WWF quốc tế.
WWF Việt Nam đã thông báo với WWF quốc tế về sự cố này và đề nghị WWF quốc tế cập nhật lại Hướng dẫn tiêu dùng sản phẩm thủy sản mới nhất của WWF Thụy Sỹ. WWF quốc tế đã gỡ bỏ bản dịch hướng dẫn cũ này. Như vậy, thông tin về việc WWF Thụy Sỹ đưa cá tra trở lại vào danh sách đỏ là không đúng và do lỗi kỹ thuật từ bộ phận quản lý website của WWF quốc tế.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Tấn Sỹ, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mương Ðường, xã Tạ An Khương, bộc bạch: “Phương pháp nuôi tôm của tôi chủ yếu là phơi đầm, bón vôi, thả tôm giống và định kỳ bắt tôm hằng tháng. Ðó là những gì học được từ 4 lớp tập huấn. Thế nhưng, rủi ro vẫn còn, thu nhập chưa bền vững, chưa thể lấy sổ đỏ về nhà”.

UBND huyện Thăng Bình vừa ban hành kế hoạch hành động để thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. Mục tiêu chung của kế hoạch là chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ phân tán sang tập trung, nâng cao chất lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Khá phổ biến ở các tỉnh phía Bắc nhưng cá hồng Mỹ còn xa lạ với người nuôi ở Khánh Hòa. Vì thế, đề tài cấp tỉnh “Chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ tại Khánh Hòa” được thực hiện nhằm phát triển thêm đối tượng nuôi mới cho người dân địa phương.

Trên đồng đất phèn nặng trồng lúa kém hiệu quả, tự dưng dân ấp 18 (xã Khánh Thuận, huyện U Minh, Cà Mau) thấy hàng ngàn trụ bê tông (giá thể cho thanh long) xuất hiện. Có người xì xầm nói anh em Ba Phước bị đãng trí, đem tiền bỏ biển.

Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá tầm trong điều kiện nuôi tại Cao Bằng, do Viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì được nghiệm thu.