Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
Qua kiểm nghiệm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ để định lượng các chất cấm đã không phát hiện salbutamol, clenbuterol và ractopamine (chất tạo nạc cấm sử dụng) có trong sản phẩm Gold Protein.
Trước đó C49 thu giữ 1,4 tấn Gold Protein Peptide (SSI) nghi có chứa chất tạo nạc bị cấm do 2 Cty nói trên nhập khẩu. Dù chưa được kiểm định độ chính xác nhưng nguồn tin lập tức rò rỉ và một số tờ báo đồng loạt loan tin về sản phẩm Gold Protein Peptide (được Bộ NN-PTNT cho phép nhập khẩu) chứa chất cấm khiến DN điêu đứng; thậm chí Bộ NN-PTNT cũng bị “mang tiếng” là cho phép nhập khẩu sản phẩm "chứa chất cấm".
Theo Cục Chăn nuôi – Bộ NN-PTNT, Gold Protein Peptide là một dạng peptide của protein, được thuỷ phân từ đậu tương, làm cho vật nuôi dễ tiêu hoá, hấp thụ thức ăn tốt hơn, đương nhiên đây không phải chất cấm mà ngược lại có lợi cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Chúng tôi về ấp Vĩnh Thuận, xã Vĩnh Hanh (Châu Thành - An Giang), nơi hình thành nhiều tổ sản xuất đạt giá trị kinh tế trung bình trên 50 triệu đồng/ha nhờ nuôi lươn, giúp nhiều hộ dân giàu lên. Ông Nguyễn Văn So, tổ 9, ấp Vĩnh Thuận cho biết: Nuôi lươn đạt giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần trồng lúa. Trước đây, với diện tích lúa, mỗi năm tôi chỉ canh tác được một mùa, mùa nước nổi ngồi nhìn nước ngập trắng đồng. Hoàn cảnh gia đình luôn túng quẫn, khó khăn.

Chính quyền TP.HCM sẽ tích cực kết nối cung cầu để tạo đầu ra cho sản phẩm nông sản VietGAP và đưa sản phẩm chất lượng, an toàn đến người tiêu dùng.

Với 3 mô hình VAC tiêu biểu cho từng vùng sinh thái như cải tạo vườn tạp và phát triển VAC miền núi; VAC hàng hoá ở các địa phương có nhiều cây ăn quả đặc sản; tiêu thụ sản phẩm ở những nơi cây ăn quả được trồng tập trung và thu nhập từ vườn là chính, dự án đã mang lại sức sống mới cho nhiều vùng đất khô cằn. Đã có 30 tỉnh - thành Hội với trên 1.000 hộ hội viên và nông dân được tham gia và hưởng lợi từ dự án.

Hiện nay, nông dân vùng Ðồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đang tập trung xuống giống vụ lúa đông xuân 2013-2014. Theo đánh giá của các nhà khoa học Viện Lúa ÐBSCL, mực nước lũ năm 2013 không cao, tình trạng ngập lụt xảy ra chủ yếu do ảnh hưởng các đợt triều cường.

Để giúp người trồng tiêu hỗ trợ nhau trong đầu tư, phát triển cây tiêu, trao đổi kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây tiêu có hiệu quả, làm cho cây tiêu trở thành cây trồng chủ lực của địa phương, từ đầu năm 2013, Hội Nông dân huyện Hoài Ân (Bình Định) đã thành lập và đưa vào hoạt động CLB sở thích trồng tiêu ở xã Ân Thạnh…