Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
Qua kiểm nghiệm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ để định lượng các chất cấm đã không phát hiện salbutamol, clenbuterol và ractopamine (chất tạo nạc cấm sử dụng) có trong sản phẩm Gold Protein.
Trước đó C49 thu giữ 1,4 tấn Gold Protein Peptide (SSI) nghi có chứa chất tạo nạc bị cấm do 2 Cty nói trên nhập khẩu. Dù chưa được kiểm định độ chính xác nhưng nguồn tin lập tức rò rỉ và một số tờ báo đồng loạt loan tin về sản phẩm Gold Protein Peptide (được Bộ NN-PTNT cho phép nhập khẩu) chứa chất cấm khiến DN điêu đứng; thậm chí Bộ NN-PTNT cũng bị “mang tiếng” là cho phép nhập khẩu sản phẩm "chứa chất cấm".
Theo Cục Chăn nuôi – Bộ NN-PTNT, Gold Protein Peptide là một dạng peptide của protein, được thuỷ phân từ đậu tương, làm cho vật nuôi dễ tiêu hoá, hấp thụ thức ăn tốt hơn, đương nhiên đây không phải chất cấm mà ngược lại có lợi cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 tháng trở lại đây, giá gà thịt, gà giống trên địa bàn Bình Định liên tục giảm mạnh làm cho người chăn nuôi bị thua lỗ nặng. Nhiều trang trại, gia trại phải bỏ trống chuồng nuôi vì không còn vốn để tái đàn...

Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà Đông Cảo) có nguồn gốc lâu đời tại xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Đây là giống gà quý hiếm, từng là vật tiến vua. Hiện nay, giống gà này đã được nuôi rộng rãi ở các các tỉnh phía Bắc và gần đây là khu vực tỉnh Đồng Nai. Tại Tây Ninh cũng đã xuất hiện một số hộ dân đầu tư và nuôi thử nghiệm giống gà mới này. Tuy bước đầu nuôi thử nghiệm nhưng thực tế đã cho thấy được hiệu quả kinh tế mà giống gà này mang lại.

Thực hiện phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, những năm gần đây, nông dân TP Cà Mau không ngừng tăng gia sản xuất với nhiều mô hình cho thu nhập khá, trong đó mô hình trồng rau má thương phẩm đang trở thành mô hình kinh tế bền vững, giúp nông dân từ nghèo đói vươn lên khấm khá.

Trong vòng hơn một tháng qua, tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Nhiều hộ gia đình khốn đốn khi cả vốn lẫn lãi bỗng chốc tan biến như bọt nước.

Những cơn mưa lớn trong suốt tuần qua đã làm các yếu tố môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột làm 518ha tôm nuôi ở Sóc Trăng bị thiệt hại với các biểu hiện phát bệnh gan tụy, đốm trắng và một số không rõ nguyên nhân. Tôm thiệt hại chủ yếu giai đoạn từ 20 - 45 ngày tuổi đối với tôm sú và 20 - 30 ngày tuổi đối với tôm thẻ chân trắng.