Không Có Chất Cấm Trong Sản Phẩm Gold Protein

Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an tiếp tục gửi mẫu sản phẩm Gold Protein đã thu giữ của Công ty TNHH sản xuất Nam Hoa và Công ty TNHH Hồng Triển (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân, TP.HCM) đi kiểm nghiệm tại phòng phân tích thức ăn chăn nuôi thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam.
Qua kiểm nghiệm bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ để định lượng các chất cấm đã không phát hiện salbutamol, clenbuterol và ractopamine (chất tạo nạc cấm sử dụng) có trong sản phẩm Gold Protein.
Trước đó C49 thu giữ 1,4 tấn Gold Protein Peptide (SSI) nghi có chứa chất tạo nạc bị cấm do 2 Cty nói trên nhập khẩu. Dù chưa được kiểm định độ chính xác nhưng nguồn tin lập tức rò rỉ và một số tờ báo đồng loạt loan tin về sản phẩm Gold Protein Peptide (được Bộ NN-PTNT cho phép nhập khẩu) chứa chất cấm khiến DN điêu đứng; thậm chí Bộ NN-PTNT cũng bị “mang tiếng” là cho phép nhập khẩu sản phẩm "chứa chất cấm".
Theo Cục Chăn nuôi – Bộ NN-PTNT, Gold Protein Peptide là một dạng peptide của protein, được thuỷ phân từ đậu tương, làm cho vật nuôi dễ tiêu hoá, hấp thụ thức ăn tốt hơn, đương nhiên đây không phải chất cấm mà ngược lại có lợi cho vật nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 28-4, UBND tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức cuộc họp đánh giá lại đề án phát triển cà phê bền vững giai đoạn 2008 - 2015 và định hướng đến năm 2020.

Tháng 4, trời biển êm cũng là lúc hàng chục hộ ngư dân xã Phổ Châu (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) vào mùa săn nhum ở vùng biển Sa Huỳnh thu về bạc triệu mỗi ngày.

Mới đây, về xã Sông Khoai (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) công tác, chúng tôi được đồng chí Dương Cao Thuỷ, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thời gian gần đây, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã tổ chức, vận động nhân dân xây dựng nhiều mô hình phát triển sản xuất nông nghiệp cho hiệu quả cao. Trong đó, mô hình nuôi cá rô phi Cát Phú của HTX Đồng Tâm là điển hình.

Đồng Tháp là một trong những tỉnh đã tiếp nhận 60.500 con cá tra hậu bị cải thiện di truyền từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II (chiếm 60,5% tổng lượng chuyển giao).

Lịch thời vụ đã qua gần 2 tháng, nhưng hiện toàn tỉnh chỉ xuống giống vụ tôm mới chưa đạt 50% tổng diện tích. Ngoài các nguyên nhân do dịch bệnh, thiếu vốn, người nuôi tôm đang đối mặt với khó khăn khi tìm mua giống chất lượng để thả nuôi vụ mới.