Không Có Cá Tầm Nhập Lậu Qua Đường Hàng Không

Trong Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban chỉ đạo 127 TP.Hà Nội (chiều 10/7), ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội khẳng định: không có cá tầm nhập lậu qua sân bay Nội Bài.
Trước thông tin thời gian gần đây, hàng ngày có từ 2 - 3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá rất thấp chỉ khoảng 120 - 130 nghìn đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và đang được bán tại thị trường TP.HCM.
Các sản phầm cá tầm giá rẻ này không những đã làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn bà con nông dân bị mất việc làm. Người tiêu dùng thì rất hoang mang vì không phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam đâu là cá tầm nhập lậu.
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải Quan Hà Nội - khẳng định, có sản phẩm đông lạnh vận chuyển qua đường Nội Bài trong đó có cá hồi. Tuy nhiên, cá tầm nhập lậu đi qua đường hàng không qua sân bay Nội Bài là không có.
Ông Hồng cho biết, về nguyên tắc, vận chuyển bằng đường hàng không sẽ không vận chuyển hàng bảo quản trong nước. Trong khi đó, để vận chuyển cá tầm tầm sống thì phải vận chuyển trong nước và cần có khí cho cá. Như vậy, thực tế không thể xảy ra điều đó.
Mặt khác, giá cá tầm hiện tại thị trường Hà Nội khoảng 160 nghìn đồng/kg, cước vận chuyển bằng đường hàng không rất cao, khoảng 5 - 10 USD/kg. Vì vậy, nếu tính chi phí vận chuyển vào giá bán cá tầm sẽ bị đội lên rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Trước kia, loại cá thòi lòi chỉ được coi là món ăn của người nghèo nhưng nay đã có mặt trong nhà hàng sang trọng và được thu mua với giá lên tới 400.000 đồng/kg.

CEO Tập đoàn GIC chỉ ra 4 yếu điểm của nông nghiệp Việt Nam khiến nhà đầu tư ngoại ngần ngại rót vốn.

Những ngày này chạy dọc tuyến kênh Cái Sắn về vùng trồng lúa vụ thu đông rộng lớn tiếp giáp 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đến đâu cũng ngồn ngộn lúa...

Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.

Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.