Không Có Cá Tầm Nhập Lậu Qua Đường Hàng Không

Trong Hội nghị đánh giá kết quả công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban chỉ đạo 127 TP.Hà Nội (chiều 10/7), ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải quan Hà Nội khẳng định: không có cá tầm nhập lậu qua sân bay Nội Bài.
Trước thông tin thời gian gần đây, hàng ngày có từ 2 - 3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc được nhập lậu vào TP.HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và bán ra thị trường với giá rất thấp chỉ khoảng 120 - 130 nghìn đồng/kg, thấp hơn nhiều so với cá tầm được sản xuất trong nước và đang được bán tại thị trường TP.HCM.
Các sản phầm cá tầm giá rẻ này không những đã làm tê liệt mạng lưới phân phối cá tầm được sản xuất trong nước mà còn đe dọa đến sự tồn tại của các nhà sản xuất và nguy cơ hàng nghìn bà con nông dân bị mất việc làm. Người tiêu dùng thì rất hoang mang vì không phân biệt được đâu là cá tầm Việt Nam đâu là cá tầm nhập lậu.
Ông Nguyễn Văn Hồng - Phó cục trưởng Cục Hải Quan Hà Nội - khẳng định, có sản phẩm đông lạnh vận chuyển qua đường Nội Bài trong đó có cá hồi. Tuy nhiên, cá tầm nhập lậu đi qua đường hàng không qua sân bay Nội Bài là không có.
Ông Hồng cho biết, về nguyên tắc, vận chuyển bằng đường hàng không sẽ không vận chuyển hàng bảo quản trong nước. Trong khi đó, để vận chuyển cá tầm tầm sống thì phải vận chuyển trong nước và cần có khí cho cá. Như vậy, thực tế không thể xảy ra điều đó.
Mặt khác, giá cá tầm hiện tại thị trường Hà Nội khoảng 160 nghìn đồng/kg, cước vận chuyển bằng đường hàng không rất cao, khoảng 5 - 10 USD/kg. Vì vậy, nếu tính chi phí vận chuyển vào giá bán cá tầm sẽ bị đội lên rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm

Dù là hàng cấm, chưa có cơ sở khoa học chứng minh tác dụng chữa bệnh ung thư nhưng vảy tê tê vẫn được các đầu nậu vô tư mua bán, trục lợi.

Hiện toàn tỉnh Đắk Lắk có trên 9.500 ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là cá trắm cỏ, trôi, mè hoa, chép, rô phi… vớisản lượng cá thương phẩm hằng năm ước gần 17.000 tấn.
Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định 67, đến nay tại Quảng Ngãi đã có nhiều ngư dân được giải ngân để đóng tàu vươn khơi theo Nghị định 67, tuy nhiên con số này vẫn còn quá khiêm tốn so với nhu cầu của ngư dân.

Tận dụng lợi thế mặt nước lợ dưới chân cầu Thạnh Đức (Phổ Thạnh, Đức Phổ), nhiều người dân ở vùng ven biển này đã thả nuôi nhiều loại thủy hải sản trong lồng bè, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những túp liều nhỏ bán đặc sản núi rừng của bà con dân tộc Cor trên đỉnh đèo Eo Chim ở huyện vùng cao Tây Trà được khách đi đường thường xuyên qua lại nơi đây gọi vui là “siêu thị” cùng cao.