Không Buôn Bán, Tiêu Thụ Bất Hợp Pháp Động Vật, Thực Vật Hoang Dã

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản gửi các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố về việc không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai thực hiện Chỉ thị số 14 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch tuyên truyền, phổ biến những quy định của pháp luật về việc quản lý, buôn bán, tiêu thụ… động vật, thực vật hoang dã; nội dung Chỉ thị số 14-CT/TU của Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động nhằm tạo dư luận xã hội, các tầng lớp nhân dân thống nhất trong nhận thức, hành động, bảo đảm thực hiện đúng chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện không buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; đồng thời lên án các hành vi vi phạm về buôn bán, tiêu thụ… bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã; khuyến khích tiêu dùng những sản phẩm thay thế các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật hoang dã, đặc biệt là các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm; tăng cường kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định các vụ khai thác, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ông Trần Thanh Hoàng, Phó Trưởng phòng Kinh tế TX. Gò Công (Tiền Giang) cho biết, thống kê sơ bộ đến thời điểm hiện nay cho thấy, toàn thị xã có 281 căn nhà nuôi chim yến nhưng phong trào xây nhà đã tạm đứng lại.
Trong thời gian gần đây, nhiều vùng nông thôn đã xuất hiện những hộ nông dân phát triển chăn nuôi gà với số lượng hàng 100 con, hàng 1000 con mang lại hiểu quả kinh tế khá cao. Nuôi gà không chỉ cải thiện cuộc sống, bữa ăn hàng ngày mà còn cho thu nhập vài chục triệu đồng đến cả vài trăm triệu đồng mỗi năm tùy theo quy mô.

Sinh sống tại những địa phương miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm làm giàu, những nông dân miền sơn cước đã xây dựng nhiều mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế...

Trạm Khuyến nông huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang đang triển khai mô hình hỗ trợ 19 hộ dân tộc thiểu số nghèo tại xã Cấm Sơn và Tân Mộc nuôi dê với kinh phí 100 triệu đồng từ ngân sách huyện.

Tại Việt Nam, Luật An toàn thực phẩm được xây dựng theo nguyên tắc quản lý toàn bộ chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm “từ trang trại đến bàn ăn”. Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang gặp nhiều khó khăn, nhất là các cơ sở sản xuất nhỏ, lẻ.