Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Không Bán Được, Bắp Cải Đổ Trôi Sông

Không Bán Được, Bắp Cải Đổ Trôi Sông
Ngày đăng: 22/03/2014

Một vài con sông ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) mấy hôm nay xuất hiện nhiều bắp cải trôi lềnh phềnh. Nông dân xã Tân Bình giải thích, do giá quá rẻ, thu hoạch xong không có người mua nên bà con đổ xuống sông.

Ông Lê Hồng Phơ ở ấp Tân Phú, xã Tân Bình, cho biết, ông trồng 2 công bắp cải, không bán được nên lỗ trắng, trong lúc nhiều hộ để bắp cải hư trên ruộng. Ông Phan Công Chính, GĐ Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình, cho biết thêm, vài người bán được bắp cải cũng chỉ với giá dưới 1.000 đồng/kg.

Trước đó, tại Sóc Trăng vì giá rẻ nên bắp cải được chặt đem cho bò ăn.

Ông Liêu Quang ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), ngồi giữa ruộng bắp cải đang héo rũ dưới nắng, buồn bã: “Nửa tháng nay chỉ bán được 100 kg loại tốt, với giá 1.000 đồng/kg, còn lại không bán được. Cả xã đều như thế, nhiều nhà chặt cho bò ăn vẫn không hết”.

Theo ông Quang, giá thành trồng bắp cải gần 4.000 đồng/kg, trước Tết bán được 2.000 đồng/kg, từ sau Tết cứ hạ dần đến nay.

Ấp Cần Giờ 2, xã Tham Đôn, nhiều hộ trồng màu thực phẩm cũng thua lỗ nặng. Những rẫy trồng rau tần ô trước Tết bán trên 10.000 đồng/kg, cận Tết đến nay chỉ bán 1.500 - 2.000 đồng/kg. Nhiều ruộng, bà con không buồn thu hoạch.

Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về cây màu, cho biết Sóc Trăng có trên 20.000 ha, phần lớn là màu thực phẩm, đang gặp cảnh trúng mùa không bán được.


Có thể bạn quan tâm

Cần Mẫn Nghề Nuôi Ong Cần Mẫn Nghề Nuôi Ong

Tuy nhiên, ban đầu sản phẩm làm ra chỉ để phục vụ trong phạm vi gia đình hoặc bán lẻ ở địa phương vì số lượng ít, chưa được xem như một phương thức làm kinh tế. Đến nay, nhờ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới nghề nuôi ong có bước phát triển vượt bậc về số lượng, chất lượng, các sản phẩm từ ong, đặc biệt là mật đã đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

14/01/2015
Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa Xã Viên An (Sóc Trăng) Phát Triển Mô Hình Tổ Hợp Tác Bò Sữa

Thời gian qua, ngoài phối hợp cùng ngành chức năng tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, các thành viên trong tổ còn hùn vốn tiết kiệm được gần 200 triệu đồng, kịp thời hỗ trợ nhau trang bị thêm dụng cụ, mở rộng chuồng trại, tăng đàn, nâng cao thu nhập. Đến cuối năm 2013, tổ hợp tác không còn thành viên nghèo.

14/01/2015
Đẩy Mạnh “3 Chống” Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) Đẩy Mạnh “3 Chống” Cho Đàn Gia Súc Ở Hoàng Su Phì (Hà Giang)

Để chủ động phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc và vật nuôi trong vụ Đông - xuân này, các ngành chuyên môn của huyện đang tích cực triển khai công tác “3 chống”, đó là: Chống đói, chống rét và chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nông dân.

14/01/2015
Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách Nông Dân Khốn Đốn Vì Chính Sách "Ngược Đời" Của Công Ty Thu Mua Sữa

Sáng 10-1, hàng chục xã viên hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Cầu Sắt, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), bức xúc đổ bỏ sữa tươi ngay tại khu vực thu mua sữa của công ty CP sữa Đà Lạt (Dalat Milk), phản đối việc Công ty ra thông báo hạn định mức thu mua sữa tươi kiểu “thắt vú bò”.

14/01/2015
Nghề Mới Xuất Hiện Ở Nông Thôn Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao Nghề Mới Xuất Hiện Ở Nông Thôn Nuôi Vịt Trời Cho Thu Nhập Cao

Từ hơn 1 năm nay, ở xã Lộc Ninh (Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) xuất hiện một trang trại nuôi vịt trời với số lượng lớn. Trang trại này do ông Nguyễn Thanh Tuyến - 43 tuổi, ngụ ấp Lộc Tân làm chủ. Từ việc lên mạng tìm hiểu, học hỏi, ông Tuyến đã tìm ra một hướng đi mới là nuôi vịt trời, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm mới cho nông dân.

14/01/2015