Không Bán Được, Bắp Cải Đổ Trôi Sông

Một vài con sông ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) mấy hôm nay xuất hiện nhiều bắp cải trôi lềnh phềnh. Nông dân xã Tân Bình giải thích, do giá quá rẻ, thu hoạch xong không có người mua nên bà con đổ xuống sông.
Ông Lê Hồng Phơ ở ấp Tân Phú, xã Tân Bình, cho biết, ông trồng 2 công bắp cải, không bán được nên lỗ trắng, trong lúc nhiều hộ để bắp cải hư trên ruộng. Ông Phan Công Chính, GĐ Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình, cho biết thêm, vài người bán được bắp cải cũng chỉ với giá dưới 1.000 đồng/kg.
Trước đó, tại Sóc Trăng vì giá rẻ nên bắp cải được chặt đem cho bò ăn.
Ông Liêu Quang ở ấp Sô La 1, xã Tham Đôn (Mỹ Xuyên, Sóc Trăng), ngồi giữa ruộng bắp cải đang héo rũ dưới nắng, buồn bã: “Nửa tháng nay chỉ bán được 100 kg loại tốt, với giá 1.000 đồng/kg, còn lại không bán được. Cả xã đều như thế, nhiều nhà chặt cho bò ăn vẫn không hết”.
Theo ông Quang, giá thành trồng bắp cải gần 4.000 đồng/kg, trước Tết bán được 2.000 đồng/kg, từ sau Tết cứ hạ dần đến nay.
Ấp Cần Giờ 2, xã Tham Đôn, nhiều hộ trồng màu thực phẩm cũng thua lỗ nặng. Những rẫy trồng rau tần ô trước Tết bán trên 10.000 đồng/kg, cận Tết đến nay chỉ bán 1.500 - 2.000 đồng/kg. Nhiều ruộng, bà con không buồn thu hoạch.
Trước thực trạng trên, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức hội nghị chuyên đề về cây màu, cho biết Sóc Trăng có trên 20.000 ha, phần lớn là màu thực phẩm, đang gặp cảnh trúng mùa không bán được.
Có thể bạn quan tâm

Thị trường trái cây chưng Tết, các loại dừa như dừa in chữ, dừa hồ lô, dừa bánh tét dự kiến có giá bán tại vườn dao động từ 300.000 đến 750.000 đồng mỗi trái

Với đặc điểm dễ trồng, không tốn nhiều công chăm sóc, năng suất cao chi phí đầu tư lại ít, cây bơ Booth đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ nông dân

Ngoài cám ngô, cám gạo, bột cá, rau từ thiên nhiên, những con lợn còn được cho ăn loại thức ăn chế biến từ lá trà xanh, uống nước trà xanh và tắm nước trà xanh

Để giảm bớt thời gian chuẩn bị thức ăn cho vật nuôi, nông dân Nguyễn Văn Tiền đã sáng tạo chiếc “Máy thái rau, chế biến thức ăn chăn nuôi”.

Tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế, nhưng nữ cử nhân 8X vẫn mạnh dạn trở về quê nuôi dúi rừng, mỗi năm thu trăm triệu đồng…