Khốn Khổ Vì Ruộng Ngập Úng

Gần 14,5 ha đất sản xuất ở Bình Trị (Bình Sơn) thường xuyên bị ngập úng do ảnh hưởng của việc xây dựng các công trình trên địa bàn. Để mưu sinh buộc lòng người dân phải gieo sạ, tuy nhiên đến lúc thu hoạch thì luôn chịu cảnh… “trắng tay”.
Dẫn chúng tôi đi xem ruộng lúa xứ Rộc Đồn (thôn Hòa Phước, xã Bình Trị) nằm sát con đường bê tông dẫn vào Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, ông Nguyễn Công Tọa chua chát nói: “Trước đây, kênh mương nội đồng gần như ngang bằng với mặt đường, mưa lớn, nước còn rút đi kịp. Giờ mặt đường cao hơn mặt ruộng đến hơn 2m, mưa xuống, nơi đây chẳng khác gì biển nước”.
Ngày trước, xứ đồng Rộc Đồn được mệnh danh là vùng “bờ xôi, ruộng mật”. Vụ mùa nào ông Tọa cũng thu về gần 10 bao lúa/sào. Còn hiện giờ, 2 sào ruộng nhà ông vụ được, vụ mất. Ông Nguyễn Tài, có ruộng ở xứ Rộc Đồn, thở dài: “Làm lúa mà cứ thấp thỏm. Lúa đương chín mà ngập nước thì cắt về cho bò, bò cũng chê”.
Khi thi công tuyến đường dài 3,5 km vào đô thị Vạn Tường do thiết kế cống thoát nước quá nhỏ nên vào mùa mưa xứ đồng Hố Quyền (xóm Bắc, thôn An Lộc) bị ngập úng. Xứ đồng Giếng Bà, Giếng Đá… cũng bị ngập úng do hệ thống nước thải từ khu dân cư Tây Bắc Vạn Tường và KDC Tây Bắc Vạn Tường phần mở rộng... 11 xứ đồng bị ngập úng đều thuộc diện không thể khắc phục được.
Điều đáng nói là tình trạng ngập úng kéo dài từ nhiều năm nay, thế nhưng chỉ có 3 xứ đồng được hỗ trợ, các xứ đồng còn lại, người dân vẫn chưa hề nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào.
Cuộc sống trông chờ cả vào ruộng lúa, giờ lại không thể sản xuất hoặc sản xuất kiểu “cầm chừng”, nên nhiều người dân sau khi mỏi mòn chờ đợi hướng giải quyết đã phải kiến nghị xin được thu hồi luôn phần diện tích ruộng của mình. Đơn cử như trường hợp người dân sản xuất ở xứ đồng Hòa Đông, sau khoảng thời gian dài mòn mỏi chờ đợi họ kiến nghị thu hồi luôn diện tích 1.174m2 vì không sử dụng được. Người dân sản xuất ở xứ đồng Trảng Thành-Hóc Cu cũng đề nghị thu hồi 8.553m2 đất bị bồi lấp do nước từ KDC Trảng Bông mở rộng đổ trực tiếp ra ruộng, khiến việc sản xuất bị ngưng trệ từ 2008 đến nay.
Ông Ngô Văn Thính – Chủ tịch UBND xã Bình Trị cho biết: Hiện nay xã đang tiến hành kiểm tra diện tích ngập úng, sa bồi thủy phá ở các xứ đồng trên địa bàn xã để tiếp tục trình UBND tỉnh tìm hướng giải quyết, giúp người dân ổn định cuộc song.
Có thể bạn quan tâm

Tỏi Lý Sơn, thanh long Bình Thuận, ổi Long Khánh… được các siêu thị, cửa hàng bán lẻ… dành những vị trí đẹp nhất để trưng bày quảng bá đến người tiêu dùng.

Là người đầu tiên bén duyên với nghề nuôi gà Đông Tảo ở Ninh Bình, nhưng ông Phan Văn Miền (xã Yên Mạc, huyện Yên Mô) đã sở hữu nhiều gà “độc” quý hiếm. Đặc biệt, trong đó có con chân khủng, vẩy, ngón móng rồng được nhiều đại gia trả giá vài chục triệu đồng.

Theo dự báo của Đài Khí tượng Thuỷ văn Hà Tĩnh, những ngày tới, trên địa bàn chịu ảnh hưởng rãnh áp thấp bị nén bởi lưỡi áp cao lạnh lục địa và đới gió Đông trên cao có xu thế hoạt động mạnh lên, nên từ ngày 15-19/9, sẽ xuất hiện đợt mưa lớn diện rộng toàn tỉnh.

Quả to, mọng, cùi dày ráo nước, vị ngọt sắc, chín muộn, quả bảo quản được thời gian dài… đó là những ưu điểm của cây nhãn Tổ chín muộn Đại Thành 120 năm tuổi ở xã Đại Thành (Quốc Oai, Hà Nội). Vì thế nên mặc dù có giá từ 45.000 – 50.000 đồng/kg tại vườn, nhưng vẫn hút khách mua.

Do tình trạng thường xuyên bị mất trộm tiêu giống và tiêu thành phẩm, trong khi thuê nhân công canh giữ khá tốn kém, ông Tiên quyết định chia giống cây miễn phí cho mọi người trồng tiêu trong vùng.