Khốn Đốn Vì Tin Đồn

Tin đồn về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội đang khiến người trồng xoài khốn đốn.
Thông tin về xoài Trung Quốc ngâm hóa chất bày bán tràn lan ở Hà Nội do một tờ báo chính thống đăng tải, rồi một số trang tin điện tử nhanh chóng đăng lại mấy ngày hôm nay đang khiến dư luận hoang mang. Nông dân trồng xoài thì lại một phen khốn đốn. Giá xoài rớt xuống chỉ còn chưa đến 10 nghìn đồng/kg.
Từ việc “nghe lỏm” câu chuyện của 2 chị bán hàng rong, PV báo này lập tức tìm hiểu tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên, với việc hỏi chuyện một chị bán hàng, một người bán nước cổng chợ. Thế rồi, thông tin về xoài ngâm hóa chất (mà không biết hóa chất gì, chỉ mỗi đất đèn) bỗng nhiên được đưa lên báo.
Xin được trích dẫn: “Phải tẩm ướp như thế thì dù mất nhiều ngày từ khi đóng gói đến khi bày bán quả vẫn tươi bóng, không xuống mã. Xoài Việt Nam quả nhỏ, xấu mã để vài hôm nếu không dùng thuốc thì núm quả có nhiều đốm đen khó bán, mà lãi lời cũng chẳng đáng là bao. Nhìn chung, xoài của ta hay Tàu cũng đều phải dùng thuốc giấm cả”…
Để tìm hiểu sự việc, một mặt, PV NNVN liên hệ lên cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai), nơi nhập khẩu nông sản chính của Trung Quốc về Việt Nam, đồng thời, đến tận chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) để xác minh sự việc. Kết quả là không có một cân xoài Trung Quốc nào được nhập về…
Thực ra, đối với những người am hiểu về nông sản, đặc biệt là trái cây, khi đọc thông tin này, họ đều buồn cười. Bởi, mùa này Trung Quốc lấy đâu ra lắm xoài thế mà xuất sang Việt Nam, vì khí hậu của họ đâu có thích hợp cho trồng xoài. Họ còn đang phải nhập xoài Việt Nam cơ mà. Minh chứng trong danh mục các nhóm hàng hoa quả nhập khẩu về Việt Nam do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai cung cấp, không có lấy một cân xoài Trung Quốc nào.
Chợt nhớ, cách đây không lâu, tin đồn bắp (ngô) được nông dân trồng và luộc bằng hóa chất đã khiến người nông dân thiệt hại không nhỏ, người tiêu dùng hoang mang. Sau này, dù cho Bộ Y tế bác bỏ nhưng việc tung tin sai sự thật đó đã gây thiệt hại không nhỏ cho SX.
Ngay cả con cá tra Việt Nam, loại thực phẩm giàu chất đạm mà lâu nay Việt Nam vẫn cung cấp hơn 95% nguồn cá tra thương phẩm cho thị trường thế giới bỗng dưng cũng bị Quỹ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên (WWF) cho là có chất độc, bỗng dưng bị đưa vào danh sách đỏ rồi được khuyến cáo không nên ăn. Mà tổ chức đưa ra cái gọi là tuyên bố này lại chưa bao giờ đến Việt Nam, chưa bao giờ nhìn thấy các ao nuôi cá tại Việt Nam, chỉ là nghe lại từ một Cty thứ ba.
Ấy cũng chính là một loại tin đồn nhảm thất thiệt nguy hại. Dẫu rằng chỉ trong ít ngày tổ chức WWF đã kịp thời đến Việt Nam để nhận lỗi, sửa sai, trả lại con cá tra về giá trị đúng của nó, thế nhưng thông tin thất thiệt như thế đã làm nhiều người nuôi cá hoang mang, khiến các tổ chức, hiệp hội ngành nghề, các đơn vị cơ quan liên quan phải tốn thời gian, tiền bạc và công sức để chứng minh một sự thật đã hiển nhiên từ bao lâu nay.
Có thể bạn quan tâm

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp vừa tổ chức triển khai Nghị định số 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra (có hiệu lực từ ngày 20/6/2014) đến tất cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ngành hàng cá tra trên địa bàn tỉnh.

Tại TP Cần Thơ và nhiều tỉnh như Hậu Giang, Vĩnh Long… heo hơi loại tốt đang ở mức 53.000-53.500 đồng/kg; tại Bến Tre, Tiền Giang và Long An heo hơi loại tốt có giá tới 54.000-55.000 đồng/kg, đây là mức giá cao nhất trong nhiều tháng qua.

Thả giống ra biển là hoạt động được tỉnh Cà Mau tổ chức thường xuyên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ cạn kiệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư, đặc biệt là ngư dân ven biển không sử dụng các biện pháp khai thác tận diệt, cùng chung tay bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.

Nếu như giai đoạn 2005-2010, tỉnh Hưng Yên đã rất thành công với chương trình “sind hoá” đàn bò, góp phần đưa tỉ trọng đàn bò lai sind trong toàn tỉnh đến nay đạt trên 95% tổng đàn, nâng tỉ trọng giá trị sản xuất ngành chăn nuôi lên trên 45% trong tổng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Bộ NNPTNT đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam về kế hoạch xả nước hồ chứa thủy điện tại các tỉnh miền Trung phục vụ sản xuất do tình hình xâm nhập mặn cộng với hạn hán cục bộ đang khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới.