Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khóm Tắc Cậu lên giá, nông dân mừng ra mặt

Khóm Tắc Cậu lên giá, nông dân mừng ra mặt
Ngày đăng: 26/05/2015

Thời điểm này, hàng trăm hộ nông dân trồng khóm ở cồn Tắc Cậu (ấp An Thành, xã Bình An, Châu Thành, Kiên Giang) trúng mùa với trái to, năng suất cao. Người trồng khóm cũng phấn khởi vì thương lái thu mua với giá cao từ 3.500 – 3.700 đồng/trái để đưa đi tiêu thụ trong nước và xuất sang thị trường Campuchia, Thái Lan, trong khi năm ngoái giá bán chỉ khoảng 2.500 đồng/kg.

Ông Huỳnh Văn Liễn (81 tuổi, ngụ Ấp An Thành, xã Bình An), hồ hởi nói: “Tui trồng khóm gần 60 năm nay, cả nhà sinh sống ổn định nhờ trồng khóm, tuy có thời điểm giá cả có bấp bênh do nhiều hàng nhưng khoảng vài ngày giá tăng trở lại do xuất sang Campuchia và Thái Lan hút hàng”.

Khóm Tắc Cậu có đặc điểm đặc biệt không bị sâu bệnh, trái tròn, cùi nhỏ, ngon ngọt hơn sản phẩm cùng loại khác. Thương hiệu khóm Tắc Cậu đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2010. Từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm là mùa thu hoạch chính. Những tháng còn lại nông dân dùng kỹ thuật kích thích ra trái nghịch mùa để bán với giá cao, bình quân khoảng 6.000 đồng/trái.

Ngoài bán cho thương lái, người dân ở đây còn có thêm nguồn thu nhập hằng ngày nhờ mang khóm trong vườn ra bày bán ven quốc lộ cho khách qua đường với giá bình quân 8.000 đồng/trái.

Chị Huỳnh Kim Hoa (27 tuổi), một người bán khóm cạnh cầu Cái Lớn ven quốc lộ 63, cho biết: “Tôi buôn bán ở đây đã 2 năm nay, nhờ khóm thu hoạch trúng mùa và có giá cao nên có nguồn thu nhập ổn định hằng ngày, đủ chi phí sinh hoạt cho cả gia đình 4 người”.

Ông Lê Quốc Việt, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, cho biết: “Vùng nguyện liệu khóm Tắc Cậu hiện có diện tích rất lớn. Huyện đã thành lập tổ hợp tác trồng khóm và xây dựng nhãn hiệu tập thể cho khóm Tắc Cậu nên việc tiêu thụ khóm thời gian qua là khá tốt, nông dân có thu nhập ổn định".

Khóm ở cồn Tắc Cậu được trồng xen canh trong vườn dừa với diện tích toàn vùng khoảng 3.200 ha. Mỗi hecta trồng được 10.000 gốc khóm, thu nhập 26 triệu đồng trong vụ chính và gần 50 triệu đồng trong vụ nghịch. Sau khi trừ tiền phân bón và các chi phí khác, mỗi hecta nông dân lãi gần 20 triệu đồng.

Ngoài bán trái tươi, người dân ở địa phương còn đầu tư các nhà máy thu mua về khóm sấy khô, nước ép, bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất đi nước ngoài với các loại sản phẩm làm từ trái khóm, như: khóm thái lát phơi khô, mứt khóm, bánh khóm 80.000 đồng/kg...


Có thể bạn quan tâm

Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng Triển khai cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

Cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn đã chủ trì hội nghị Triển khai thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020.

06/10/2015
Biểu dương nông dân điển hình tiên tiến Biểu dương nông dân điển hình tiên tiến

BCH Hội Nông dân TP Hải Phòng vừa tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến 5 năm (2010-2015).

06/10/2015
Tập huấn phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm Tập huấn phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm

Vừa qua, Trạm Khuyến nông huyện Diễn Châu (Nghệ An) phối hợp với Hội Nông dân xã Diễn Kim mở lớp tập huấn cho 70 học viên là nông dân trên địa bàn về kỹ thuật trong chăn nuôi thú y, cách phòng trị bệnh cho vật nuôi.

06/10/2015
Bảo vệ cây trồng khi mưa lớn Bảo vệ cây trồng khi mưa lớn

Cục Trồng trọt vừa có Công văn gửi Sở NN-PTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc về việc chỉ đạo ứng phó với bão số 4.

06/10/2015
Tổng kết mô hình phân viên NPK nhả chậm Tổng kết mô hình phân viên NPK nhả chậm

Với phương pháp này, người nông dân đã giảm được đáng kể ngày công lao động, giảm hao hụt và tăng năng suất lúa.

06/10/2015