Khóm Tắc Cậu hút hàng

Vài năm trở lại đây, khóm Tắc Cậu (dứa) tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang bị bệnh lạ hoành hành khiến cho sản lượng và chất lượng giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều phấn khởi là giá khóm có chiều hướng tăng lên, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.
Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.
Chị Huỳnh Thị Muỗi, nông dân đồng thời là tiểu thương tại ấp An Ninh, xã Bình An, huyện Châu Thành cho biết: Khóm nhà thu hoạch xong mang ra khu vực cầu Cái Lớn - Cái Bé bán rất chạy mà lại được giá. Vào mùa nghịch này mỗi ngày gia đình chị chỉ bán ra hơn 100 trái, nhưng bù lại được giá cao. Từ lúc có cầu Cái Bé - Cái Lớn, khóm Tắc Cậu bán được giá hơn, người mua rất nhiều, tiêu thụ nhanh. Giá bán đã tăng thêm từ 2.000 đến 3.000đ/trái.
Khóm Tắc Cậu có đặc điểm trái tròn, cùi nhỏ, ngon ngọt hơn sản phẩm cùng loại khác. Thương hiệu khóm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2010. Ngoài bán cho thương lái, người dân ở đây còn có thêm nguồn thu nhập hàng ngày nhờ mang khóm trong vườn ra bày bán ven quốc lộ cho khách qua đường với giá bình quân từ 8.000 đến 10.000đ/trái. Dự báo ít ngày tới, giá khóm còn tăng cao hơn nữa vì vườn khóm khu vực này hết mùa thu hoạch.
Chị Ngô Tú Khanh, ấp An Ninh, xã Bình An, tâm sự: Hiện nay khóm ít nên lượng bán không được nhiều, chủ yếu bán cho khách qua lại. Khóm Tắc Cậu ở đây được khách hàng ưa thích bởi vị ngon ngọt và đặc biệt, giá khóm tăng thêm khoảng 2.500đ/trái trở lên, loại khóm nhỏ, lớn đều tăng giá đồng loạt.
Ngoài bán trái tươi, người dân ở địa phương còn đầu tư các cơ sở sấy khô, nước ép, bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất đi nước ngoài với các loại sản phẩm làm từ trái khóm, như mứt khóm, bánh khóm với giá dao động từ 80.000 đến 100.000đ/kg...
Thời gian qua nhờ tiêu thụ khá tốt nên nông dân có thu nhập ổn định. Mỗi ha cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng trong vụ chính và gần 50 triệu đồng trong vụ nghịch. Sau khi trừ hết các chi phí, nông dân còn lời khá.
Có thể bạn quan tâm

Giá thức ăn viên (thức ăn công nghiệp) tiếp tục tăng; giá bán cá tra nguyên liệu lại giảm đã đẩy người nuôi cá tra rơi vào khó khăn. Để đối phó với áp lực lỗ vốn, nhiều hộ nuôi quyết định chuyển sang cho ăn thức ăn tự chế để cầm cự.

Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có đàn heo trên 400.000 con. Từ việc nuôi heo dạng gia đình (mỗi hộ chỉ vài con), trong những năm gần đây, người chăn nuôi chuyển dần sang nuôi qui mô theo hình thức trang trại.

Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.