Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khóm Tắc Cậu hút hàng

Khóm Tắc Cậu hút hàng
Ngày đăng: 24/07/2015

Vài năm trở lại đây, khóm Tắc Cậu (dứa) tại huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang bị bệnh lạ hoành hành khiến cho sản lượng và chất lượng giảm đáng kể. Tuy nhiên, điều phấn khởi là giá khóm có chiều hướng tăng lên, thu hoạch đến đâu bán hết đến đó.

Do lượng khóm thu hoạch trong thời điểm hiện nay giảm đáng kể nên người làm vườn thu hoạch đến đâu bán hết đến đó với giá tăng vọt từ 30 đến 40%.

Chị Huỳnh Thị Muỗi, nông dân đồng thời là tiểu thương tại ấp An Ninh, xã Bình An, huyện Châu Thành cho biết: Khóm nhà thu hoạch xong mang ra khu vực cầu Cái Lớn - Cái Bé bán rất chạy mà lại được giá. Vào mùa nghịch này mỗi ngày gia đình chị chỉ bán ra hơn 100 trái, nhưng bù lại được giá cao. Từ lúc có cầu Cái Bé - Cái Lớn, khóm Tắc Cậu bán được giá hơn, người mua rất nhiều, tiêu thụ nhanh. Giá bán đã tăng thêm từ 2.000 đến 3.000đ/trái.

Khóm Tắc Cậu có đặc điểm trái tròn, cùi nhỏ, ngon ngọt hơn sản phẩm cùng loại khác. Thương hiệu khóm đã được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu từ năm 2010. Ngoài bán cho thương lái, người dân ở đây còn có thêm nguồn thu nhập hàng ngày nhờ mang khóm trong vườn ra bày bán ven quốc lộ cho khách qua đường với giá bình quân từ 8.000 đến 10.000đ/trái. Dự báo ít ngày tới, giá khóm còn tăng cao hơn nữa vì vườn khóm khu vực này hết mùa thu hoạch.

Chị Ngô Tú Khanh, ấp An Ninh, xã Bình An, tâm sự: Hiện nay khóm ít nên lượng bán không được nhiều, chủ yếu bán cho khách qua lại. Khóm Tắc Cậu ở đây được khách hàng ưa thích bởi vị ngon ngọt và đặc biệt, giá khóm tăng thêm khoảng 2.500đ/trái trở lên, loại khóm nhỏ, lớn đều tăng giá đồng loạt.

Ngoài bán trái tươi, người dân ở địa phương còn đầu tư các cơ sở sấy khô, nước ép, bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa và xuất đi nước ngoài với các loại sản phẩm làm từ trái khóm, như mứt khóm, bánh khóm với giá dao động từ 80.000 đến 100.000đ/kg...

Thời gian qua nhờ tiêu thụ khá tốt nên nông dân có thu nhập ổn định. Mỗi ha cho thu nhập từ 20 đến 30 triệu đồng trong vụ chính và gần 50 triệu đồng trong vụ nghịch. Sau khi trừ hết các chi phí, nông dân còn lời khá.


Có thể bạn quan tâm

Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn Anh Nông Dân Trẻ Đào Ao Chống Hạn

Chúng tôi gặp anh nông dân trẻ Trần Văn Út đang thuê máy đào ao chống hạn trên vùng đất nắng gió xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận). Sau sáu giờ đào, ao sâu bốn mét đã ngập khoảng một mét nước. “Mình phải nỗ lực đào ao cứu hạn cho đàn cừu trước khi chờ trời cứu chớ”, anh Út nói.

19/06/2014
Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn Nông Dân Long Mỹ “Thuần Hóa” Đất Phèn

Những năm trước, trên đất nhiễm phèn, nông dân huyện Long Mỹ (tỉnh Hậu Giang) chủ yếu trồng dứa (khóm), mía, với hiệu quả kinh tế thấp. Từ khi chuyển sang trồng mãng cầu xiêm, tiêu…, nhiều hộ có thu nhập cao hơn hẳn.

22/05/2014
Trồng Điều Trồng Điều "Kiểu Mới"

Gần 30 năm gắn bó với cây điều và cũng là một trong những nông dân trồng điều giỏi ở Đồng Nai, ông Dương luôn chú trọng tìm những giống điều mới cùng với những cách làm mới để cải tạo vườn điều, cải thiện năng suất điều nhằm tăng thu nhập.

20/06/2014
Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam Giảm Thiểu Phát Thải Khí Nhà Kính Trong Nuôi Tôm Nước Lợ Tại Việt Nam

Ngày 19/5/2014, tại Hà Nội, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản đã phối hợp, tổ chức buổi làm việc giữa một số đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) để tham vấn ý kiến các đơn vị về ý tưởng dự án “Nghiên cứu hỗ trợ giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam”.

22/05/2014
Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản Thị Xã Thuận An (Bình Dương) Phát Huy Giá Trị Vườn Cây Ăn Trái Đặc Sản

Để bảo đảm phát triển ổn định, ngành nông nghiệp của thị xã đã chuyển dịch theo hướng quy hoạch vùng ngành, như quy hoạch vườn cây ăn trái đặc sản hay phát triển nông nghiệp đô thị gắn với chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng có hiệu quả.

20/06/2014